Data feed là gì? Cách tạo data feed có thể bạn chưa biết 2024

Khi bắt đầu triển khai các chiến dịch trên Google Shopping nhiều người sẽ thắc mắc đến các khái niệm như data feed là gì? Để giúp bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn với cách tạo data feed trên Google Shopping, cùng Chin Media tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

Data feed là gì?

Data feed là gì? Data feed hay còn được gọi là nguồn cấp dữ liệu, hiểu đơn giản đây là luồn nội dung xuất hiện dạng khối giống nhau mà bạn có thể cuộn qua được để xem. Khái niệm data feed thường được dùng trong quảng cáo Google Shopping, sau đây là những nguồn cấp dữ liệu thường gặp trên Google:

  • Data feed trên trang dịch vụ hay sản phẩm
  • Data feed trên trang chủ
  • Data feed với dữ liệu chỉ văn bản
  • Data feed với dữ liệu nằm theo chiều ngang trên trang

>>> Xem thêm: Google shopping là gì? Cách tạo tài khoản gg shopping mới nhất

Data feed là gì?
Data feed là gì?

Cách tạo data feed là gì?

Thực hiện bằng phương thức thủ công

Để có thể cập nhật data feed lên Google Shopping, bạn chọn mục product > data feed > Chọn dấu (+) để tạo nguồn cấp dữ liệu chính.

Sau đó bạn cần điền đầy đủ thông tin được yêu cầu. Và đặt tên cũng như chọn thiết lập data feed bằng trang tính Excel (bạn cần đảm bảo yêu cầu đúng định dạng và đầy đủ các thông tin chuẩn xác như tiêu đề, liên kết hình ảnh, giá, mô tả sản phẩm, tình trạng còn hàng…). Lưu ý rằng file Excel tải lên phải có kích thước dưới 4GB, nếu file nặng quá bạn có thể chia làm nhiều file nhỏ khác nhau.

Thực hiện bằng công cụ hỗ trợ

Với phương thức thực hiện tạo data feed bằng ứng dụng, plugin hoặc các dịch vụ hỗ trợ lấy thông tin sản phẩm từ website của bạn, sau đó nó tự động định dạng lại dữ liệu và đưa nó lên nguồn cấp của Google Shopping. Chính vì thế, để tạo data feed bằng phương thức này bạn cần đảm bảo rằng thông tin sản phẩm trên website của mình đảm bảo chất lượng để quy trình tạo data feed trên Google Shopping tối ưu hóa. Sau đây là các bước hướng dẫn:

  • Bước 1: Bạn cần truy cập vào trang quản trị ứng dụng của Google Shopping
  • Bước 2: Hãy vào danh mục sản phẩm mà bạn muốn đồng bộ lên nguồn cấp dữ liệu
  • Bước 3: Chọn danh mục sản phẩm từ Google Shopping mà liên quan đến sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo, sau đó nhấp vào mục Tạo liên kết.
  • Bước 4: Bạn cần mở tab Google product feed và tiến hành sao chép đường dẫn
  • Bước 5: Đăng nhập vào tài khoản Google Merchant của bạn và tạo data feed bằng cách dán liên kết bạn vừa mới sao chép ở bước 4 vào nguồn cấp dữ liệu.
  • Bước 6: Sau khi hoàn thành bước 5, Google Merchant sẽ tự động cập nhật và lấy dữ liệu datafeed hàng ngày để phục vụ cho quá trình quảng cáo của bạn.
Cách tạo data feed bằng công cụ hỗ trợ
Cách tạo data feed bằng công cụ hỗ trợ

Cách tối ưu data feed là gì?

Tiêu đề sản phẩm

Để tối ưu hóa phần tiêu đề sản phẩm trong quá trình tạo file data feed, bạn có thể tham khảo những cách như sau:

  • Sử dụng từ khóa chính trong tiêu đề: bạn nên sử dụng từ khóa chính mà bạn cho rằng khách hàng sẽ tìm kiếm khi quan tâm đến sản phẩm của mình.
  • Kết hợp tên sản phẩm trong tiêu đề: bạn nên lồng ghép tên sản phẩm với từ khóa chính để tạo sự liên kết mạnh mẽ trong tiêu đề sản phẩm.
  • Hạn chế độ dài: bạn cần tuân thủ quy tắc giới hạn 70 ký tự cho phần tiêu đề sản phẩm trên Google Shopping để tối ưu hóa.

Mô tả sản phẩm

Để tối ưu hóa mô tả sản phẩm trong data feed, bạn có thể tham khảo những cách như sau:

  • Mô tả đầy đủ và chính xác: bạn nên cung cấp thông tin mô tả chi tiết và chính xác về sản phẩm.
  • Thêm từ khóa: bạn có thể bổ sung thêm từ khóa vào mô tả để Google có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm của bạn.
  • Ưu tiên thông tin quan trọng: bạn nên chọn lựa các thông tin quan trọng để đặt ở đầu mô tả sản phẩm.
Tối ưu hóa sản phẩm trong data feed
Tối ưu hóa sản phẩm trong data feed

Hình ảnh sản phẩm

Để tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm trong data feed, bạn có thể tham khảo những cách như sau:

  • Hiển thị đầy đủ sản phẩm: bạn cần đảm bảo sản phẩm hiển thị đầy đủ trong khung hình thu nhỏ khi quảng cáo hiển thị ở Google Shopping.
  • Sử dụng nền trang nhã: bạn nên sử dụng nền trang nhã cho hình ảnh sản phẩm, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng tông nền khác phù hợp nếu như điều đó là tốt..
  • Tránh nội dung văn bản: bạn nên hạn chế sử dụng nội dung văn bản và logo trên hình ảnh sản phẩm.
  • Hình ảnh đẹp và chân thực: bạn nên chọn hình ảnh sản phẩm đẹp và chân thực để thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm của mình.

Thuộc tính bắt buộc khác

Mỗi sản phẩm trên Google Shopping sẽ có 1 ID duy nhất, ID này có thể bao gồm số/chữ và chứa tối đa 50 ký tự. Bạn không nên thay đổi ID sản phẩm trong quá trình chạy chiến dịch quảng cáo bởi vì điều này có thể dẫn đến việc quảng cáo bị lỗi khi đang chạy.

Bạn nên kiểm tra thường xuyên tình trạng khi hàng của mình để thiết lập trạng thái còn hàng, hết hàng hay đặt trước dành cho các sản phẩm đang quảng cáo. Bạn nên hạn chế tình trạng có sự sai lệch giữ dữ liệu trong cách tạo data feed với thông tin trên website, sự sai lệch này có thể khiến cho quảng cáo trên google shopping của bạn bị tạm ngưng bất kỳ lúc nào.

Tổng kết

Như vậy, Chin Media đã chia sẻ cho bạn cơ bản thông tin về data feed là gì? Hy vọng những thông tin trên đã giúp ít cho bạn. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị liên quan tới lĩnh vực marketing, đừng quên truy cập vào chuyên mục Blog thường xuyên nhé!

Uncategorized