BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ CHIẾN LƯỢC MARKETING IN APP THÀNH CÔNG
Theo thống kê, số lượng ứng dụng (app) trên các cửa hàng ứng dụng hàng đầu thế giới lên đến hơn 4 triệu. Mặc dù việc tập trung vào xây dựng và phát triển tính năng cho ứng dụng là yếu tố chính dẫn đến thành công, nhưng nếu người dùng không biết sản phẩm tồn tại thì công sức của bạn là vô ích.
Các doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược marketing in app tỉ mỉ để có thể nổi bật trên thị trường. Hãy cùng Chin Media tìm hiểu chi tiết hơn về chiến lược này nhé!
Marketing in app là gì?
Marketing in app là một tiến trình tương tác với khách hàng của bạn từ khi họ lần đầu tiên biết về ứng dụng cho đến khi họ trở thành người dùng thường xuyên và trung thành. Để làm điều này một cách hiệu quả, bạn phải tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng và đưa ra chiến lược marketing phù hợp trong từng giai đoạn.
Tại sao bạn cần một kế hoạch marketing in app được cân nhắc kỹ lưỡng?
Theo Dữ liệu tải xuống ứng dụng (2022), có khoảng 1,85 triệu ứng dụng cho người dùng iOS và 2,56 triệu ứng dụng cho người dùng Android. Ngoài ra, hơn 80% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh và người dùng trung bình dành 5 đến 6 giờ mỗi ngày cho điện thoại của họ.
Vì tính cạnh tranh cao trong thị trường, ứng dụng của bạn sẽ cần tìm cách để nổi bật giữa hàng nghìn ứng dụng để thành công. Việc này tương đối khó khăn, nhưng với một kế hoạch marketing mobile app phù hợp bạn hoàn toàn có thể đứng vững trên thị trường.
Các giai đoạn của chiến lược marketing in app thành công
Marketing in app đưa người dùng từng bước đến gần hơn với ứng dụng của bạn thông các công cụ marketing. Bắt đầu từ thời điểm họ lần đầu tiên biết đến ứng dụng của bạn cho đến khi trở thành người dùng trung thành.
Có rất nhiều điều cần làm để thực hiện chiến lược marketing in app: xác định đối tượng mục tiêu, xác định cách tiếp cận và liên hệ với họ, phân tích hành vi của họ trong ứng dụng của bạn để cải thiện trải nghiệm của họ, v.v.
Nhìn chung, mục tiêu của bạn là tăng số lượt tải xuống ứng dụng và cuối cùng là tăng số người dùng trung thành. Người dùng trung thành là nền tảng thành công cho sản phẩm của bạn vì họ có thể giới thiệu ứng dụng của bạn cho người khác
Hãy cùng Chin Media lần lượt đi qua từng giai đoạn của chiến lược marketing in app hiệu quả.
Giai đoạn nhận thức
Đây là giai đoạn trước khi ra mắt ứng dụng của bạn. Tại thời điểm này, bạn sẽ cần có thông điệp và định vị thương hiệu rõ ràng. Việc xác định rõ những điểm này sẽ giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng ở cấp độ sâu hơn.
Nghiên cứu kỹ thị trường trong Marketing in app
Để có một chiến lược marketing thành công, bạn cần chứng minh được ứng dụng của mình giải quyết tối ưu được vấn đề mà các ứng dụng khác trong cùng danh mục không giải quyết được. Lúc này, việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để hiểu nhu cầu của khách hàng nói riêng và các động lực thị trường nói chung là điều vô cùng quan trọng.
Xây dựng chân dung khách hàng (Personas)
Chân dung khách hàng là một nhân vật bán hư cấu, nó đại diện cho khách hàng lý tưởng của bạn. Chân dung người dùng có thể được tạo dựa trên nhân khẩu học, lý lịch, sở thích chung và các đặc điểm nhận dạng cụ thể khác của người dùng tiềm năng của bạn.
Chân dung người dùng giúp bạn vẽ nên một bức tranh rõ ràng về đối tượng mục tiêu của mình và các vấn đề mà họ có thể gặp phải. Từ đó đưa ra được các hướng giải quyết bằng ứng dụng của mình.
Thực hiện phân tích cạnh tranh
Nếu bạn không biết đối thủ cạnh tranh trước khi phát triển sản phẩm thì khả năng thất bại sẽ rất lớn. Điều bạn cần làm lúc này là liệt kê 5 đến 10 đối thủ cạnh tranh hàng đầu và tạo ma trận tính năng. Ma trận này có thể bao gồm các thuộc tính như giá cả, thứ hạng trong cửa hàng ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của UX, đánh giá, mẫu thiết kế, văn bản kêu gọi hành động , khuyến mãi, v.v.
Sau đó, hãy đảm bảo tạo ra một ứng dụng không có những sai sót và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh. Xem xét cẩn thận tất cả các tính năng mà ứng dụng của bạn sẽ cung cấp có thể nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng Website hoặc Landing Page
Ra mắt Website cho ứng dụng trước khi phát hành sẽ giúp bạn bắt đầu marketing sản phẩm trước khi nó đi vào hoạt động. Đây là một công cụ tuyệt vời để thu thập địa chỉ email và cập nhật cho người dùng tiềm năng về tiến trình app của bạn.
Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một Website chính thức, thì Landing page hoặc video giới thiệu có thể giúp bạn. Video này sau đó có thể được sử dụng trong các cửa hàng ứng dụng, mạng xã hội và quảng cáo trả phí.
Influencer Marketing
Bạn có thể tạo kết nối với các Influencer (người có sức ảnh hưởng) trong chiến lược marketing in app của mình. Việc tiếp cận với những người có ảnh hưởng, cửa hàng và người viết blog nổi tiếng trong ngành sẽ đem về một lượng lớn người dùng tiềm năng.
Bí quyết để thành công trong giai đoạn này là chọn đúng người có ảnh hưởng. Những người này chia sẻ nội dung xác thực có liên quan đến ngành và đối tượng mục tiêu của bạn. Nếu bạn có ngân sách hạn chế, hãy để mắt đến những Micro Influencer. Họ có tầm ảnh hưởng với nhóm khán giả nhỏ nhưng có tỷ lệ tương tác cao. Chi phí để booking họ cũng nhẹ nhàng hơn so với các Influencer.
Tận dụng tối đa phương tiện truyền thông xã hội để marketing in app
Các trang truyền thông xã hội cung cấp nguồn lưu lượng truy cập tuyệt vời cho tiến trình marketing in app. Các công cụ này cung cấp một phương tiện giao tiếp trực tiếp và thoải mái với người dùng mục tiêu của bạn. Đây là nơi bạn có thể thường xuyên đăng tải các nội dung hấp dẫn và cập nhật cho khán giả của mình về những phát triển ứng dụng mới nhất.
Content Marketing
Trong giai đoạn này, bạn cần phát triển một chiến lược Content Marketing vững chắc để xây dựng nhận thức và niềm tin với người dùng mục tiêu của bạn. Chiến lược này cần được chuẩn bị vài tháng trước khi ra mắt sản phẩm.
Chiến lược có thể bao gồm chuỗi các bài viết/ hình ảnh/ video giới thiệu sản phẩm, đặc điểm nổi bật của nó thông qua Website, Blog, Email và các kênh truyền thông xã hội phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp hình ảnh chụp màn hình và video về ứng dụng để người dùng có cái nhìn bao quát hơn.
Giai đoạn ra mắt ứng dụng
Trong giai đoạn này, trọng tâm là thu hút người dùng cho ứng dụng của bạn và tạo lượt cài đặt bằng một số chiến lược marketing khác nhau. Đây là một quá trình liên tục đòi hỏi phải sàng lọc và theo dõi thường xuyên.
Điều quan trọng là số lượt tải xuống của ứng dụng phải tăng vọt, đặc biệt là trong tuần đầu tiên ra mắt. Điều này sẽ đảm bảo thứ hạng cao trong các cửa hàng ứng dụng. Bí quyết để chiến lược marketing in app thành công trong giai đoạn này là:
Quảng cáo trả phí
Ngay sau khi ứng dụng của bạn được phát hành là thời điểm bắt đầu chạy quảng cáo trả phí trên các Website và kênh truyền thông xã hội khác nhau. Tập trung vào những nơi khán giả của bạn lui tới nhiều nhất như Facebook, Instagram, Tiktok,… Khi tạo quảng cáo, hãy làm cho thông điệp của bạn rõ ràng và có đặc trưng riêng.
Tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng
Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình marketing in app bởi nó liên quan đến việc tối ưu hóa trang ứng dụng của bạn để xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Sau khi ứng dụng của bạn được xếp hạng cao trong danh mục từ khóa, nó sẽ tiếp tục được xếp hạng trong nhiều tháng sau đó.
Xếp hạng ứng dụng của bạn càng cao thì người dùng tiềm năng càng dễ thấy ứng dụng đó. Cuối cùng, khả năng hiển thị tăng lên sẽ mang đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho ứng dụng của bạn.
Giai đoạn duy trì
Trong thị trường cạnh tranh cao, có được người dùng là không đủ. Bạn cần giữ chân họ và biến họ thành khách hàng trung thành. Việc chạy các chiến dịch duy trì cùng với các chiến dịch chuyển đổi của bạn sẽ đảm bảo mức độ tương tác tích cực ngay từ đầu.
Thiết lập giao tiếp hai chiều
Trải nghiệm ứng dụng của bạn càng phù hợp với nhu cầu và sở thích của người dùng thì khả năng tiếp tục dùng ứng dụng của họ sẽ cao hơn. Các thương hiệu sử dụng tin nhắn trong ứng dụng để giao tiếp với người dùng cho thấy tỷ lệ giữ chân người dùng nằm trong khoảng từ 61% đến 74%
Thông báo đẩy
Thông báo đẩy đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ giữ chân người dùng. Số liệu thống kê cho thấy mức cải thiện từ 56% đến 180%. Người dùng đã chọn nhận thông báo đẩy thể hiện mức độ tương tác với ứng dụng cao hơn 88% so với những người chưa chọn. Tỷ lệ duy trì càng cao, thứ hạng trong cửa hàng ứng dụng càng tốt.
Khuyến khích người dùng sử dụng ứng dụng của bạn cũng có thể là một chặng đường dài. Bạn cũng có thể cân nhắc thêm vào chiến lược marketing in app của mình phần thưởng dành riêng cho thiết bị di động, quyền truy cập nội dung chuyên biệt, phiếu giảm giá, khuyến mãi đặc biệt và các ưu đãi khác sẽ giúp thúc đẩy chuyển đổi và khuyến khích tương tác.
Đặt mục tiêu và theo dõi các số liệu chính
Cách duy nhất để biết liệu chiến lược marketing in apps của bạn có hiệu quả hay không là đặt mục tiêu và theo dõi mức tăng xếp hạng trên cửa hàng ứng dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng sẽ có nhiều yếu tố phân tích mà bạn cần theo dõi trong suốt các giai đoạn trong hành trình của người dùng. Đó là lý do tại sao việc đo lường phải là một quá trình liên tục.
Một số chỉ số chính mà bạn muốn theo dõi bao gồm: tỷ lệ rời bỏ, người dùng hoạt động hàng ngày (DAU), thời lượng phiên, thời gian trong ứng dụng, khoảng thời gian của phiên và giá mỗi chuyển đổi. Từ những số liệu này, bạn cần xác định điều gì hiệu quả và điều gì không trong quá trình marketing in app.
Lời kết
Trong bài viết này, Chin Media đã cung cấp cho bạn một bức tranh hoàn chỉnh về marketing in app. Từ định nghĩa đến cách nó được kỳ vọng sẽ phát triển và bạn có thể làm gì để triển khai nó một cách chính xác. Nếu bạn muốn có thêm thông tin về Marketing, hãy theo dõi Chin Media ngay nhé!