Landing page là gì? Vai trò của landing page trong marketing 2022
Trong marketing nói chung và digital marketing nói riêng, landing page đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung phát triển landing page nhằm tăng cao conversion rate thay vì tập trung hoàn toàn cho website. Điều gì đã tạo nên tầm ảnh hưởng của nền tảng này như vậy? Hãy cùng Chin Media tìm câu trả lời qua bài viết.
Landing page là gì?
Landing page là gì?
Landing page (trang đích) là một website đơn, khách hàng có thể truy cập đến thông qua điều hướng (redirect) từ các trang mạng xã hội (social channels), quảng cáo (advertising),… Đúng với tên gọi, trang chỉ tập trung vào truyền tải một nội dung nhất định thông qua hình ảnh, chữ viết, video,…
Nội dung này có thể là chương trình khuyến mãi, thông tin sản phẩm mới,… được thể hiện ngắn gọn trong một trang duy nhất. Người dùng khi thao tác trên landing page cũng dễ dàng mua hàng chỉ mới một cú click chuột.
Landing page có thể xem là sự giản lược hóa một website tổng thể mà ở đó người dùng không bị chi phối bởi những thông tin bên lề. Sự ra đời của nền tảng này đã thật sự tạo nên sự đột phá mới cho digital marketing. Đó cũng là lý do khiến nhiều marketers chọn tạo landing page để thực hiện campaigns của mình.
Sự khác biệt giữa landing page và website
Cũng có domain, có thông tin và người dùng có thể thao tác trên trang nhưng landing page và website là hai khái niệm khác nhau. Đối với website, người dùng sẽ được tiếp cận với nhiều thông tin thông qua các danh mục (categories). Bạn có thể truy cập đến mục giới thiệu, mục mua bán, tin tức, liên hệ,…tiếp tục đến với các danh mục con (sub-categories) và sau cùng mới đến trang đích để thực hiện chuyển đổi.
Với landing page thì đơn giản hơn nhiều. Ngay từ khi nhấp vào đường link, người dùng đã tiếp cận với đích đến sau cùng. Không có nhiều danh mục, không chứa quảng cáo, không chứ out-link điều hướng người dùng không đúng mục tiêu,… chính là những khác biệt làm nên hiệu quả chuyển đổi của nền tảng này.
Phân loại landing page
Trong marketing hiện nay sử dụng hai loại landing page chính gồm: landing page thu thập thông tin và landing page bán hàng.
Landing page thu thập thông tin
Trang đích thu thập thông tin được sử dụng khi muốn thu thập thông tin khách hàng tiềm năng để phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo trong marketing plan. Thông thường, dạng này được thiết kế thành các biểu mẫu để người dùng có thể điền thông tin của mình.
Để tăng conversion, marketers sẽ đưa ra các ưu đãi hấp dẫn như voucher giảm giá, bộ tài liệu,…để thôi thúc người dùng để lại thông tin. Thông qua phân tích các thông tin này giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch marketing phù hợp, tối ưu quảng cáo và tối ưu tỷ lệ ROI,…
Landing page bán hàng
Đối với trang đích bán hàng sẽ tập trung vào những thông tin sản phẩm, tính năng vượt trội, ưu đãi đặc biệt khi mua hàng của một hay một nhóm sản phẩm nhất định. Tại đây, content sẽ được tối ưu để tăng CTA (click to action). Bằng việc nhấn vào các buttons, khách hàng sẽ đến ngay với trang mình muốn thực hiện hành động.
Chẳng hạn, landing page thể hiện thông tin về một khóa học digital marketing online và internal link có anchor text là “Đăng ký ngay!”. Thông qua click chuột vào anchor text, khách hàng sẽ đến với trang đăng ký khóa học và thực hiện thao tác đăng ký.
Tầm quan trọng của landing page đối với marketing
Landing page đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing, góp phần tăng chuyển đổi và tối ưu ROI và tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Landing page trong Marketing
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Như đã trình bày, trang đích chỉ tập trung truyền tải một thông điệp duy nhất đến với khách hàng. Các nội dung được trình bày cụ thể, chi tiết giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin và đưa ra hành động. Ngoài ra, việc không chứa nhiều out-link giúp cải thiện tình trạng người dùng bị nhiễu thông tin, có những điều hướng xa khỏi trang đích mà không có bất kỳ chuyển đổi nào.
Tăng traffic
Bạn nghĩ sao khi landing page được SEO? Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để tăng traffic (lưu lượng truy cập) đến website. SEO giúp trang đích hiển thị top đầu trên công cụ tìm kiếm, tăng CTR.
Ngược lại, trang đích tập trung truyền tải nội dung nhất định, tối ưu CTA góp phần giảm bounce rate và nâng cao hiệu quả SEO. Khi organic traffic chiếm tỷ trọng cao góp phần giảm chi phí cho cho hoạt động quảng cáo, tối ưu performance marketing đồng thời tối ưu tỷ lệ ROI cho doanh nghiệp.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Landing page thu thập thông tin khách hàng giúp doanh nghiệp tạo nên điểm chạm ban đầu với khách hàng tiềm năng, từng bước chuyển nhóm này trở thành khách hàng thực sự. Thông qua việc trao tặng giá trị (voucher, tài liệu,…), doanh nghiệp tạo nên sự thoải mái và tin tưởng để người dùng để lại thông tin của mình và trở thành dữ liệu quan trọng cho các giai đoạn marketing tiếp theo.
Bên cạnh đó, trang đích bán hàng cũng mang về dữ liệu khách hàng để thực hiện các chiến dịch remarketing hiệu quả. Có thể thấy cả hai loai trang đích đều cho thấy mình thực sự mang đến nhiều giá trị và giữ vai trò quan trọng trong marketing.
Với những giá trị mà mình mang đến, không khó để lý giải vì sao landing page lại nhanh chóng chiếm trọn tình cảm của marketers. Để đạt hiệu quả tốt nhất cho các chiến dịch marketing đã đến lúc từ bỏ suy nghĩ chỉ tập trung cho website và dành nhiều sự đầu tư nghiêm túc cho landing page. Hy vọng rằng những chia sẻ của Chin Media đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn, đừng quên thường xuyên truy cập đến chuyên mục Tin tức để đón đọc nhiều kiến thức marketing thú vị.