TikTok: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tài chính

Nền tảng mạng xã hội TikTok và lĩnh vực tài chính thường được cho là không thể tương thích với nhau. Tuy nhiên, TikTok đang là nền tảng thu hút hàng triệu người dùng trên khắp thế giới. Điều này đã khiến các marketer trong lĩnh vực tài chính cần phải cân nhắc và có sự thay đổi trong chiến lược của mình. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về TikTok trong lĩnh vực tài chính cùng Chin Media nhé! 

tiktok tài chính
Tiktok tài chính là gì?

TikTok cho mảng tài chính 

Với sự phát triển của mình, TikTok thu hút hơn 680 triệu người dùng hàng tháng trên toàn thế giới (theo Business of Apps). Nền tảng này đang trở thành một trong các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất. Đặc biệt, thu hút nhóm người dùng độ tuổi từ 16 tuổi đến 24 tuổi (theo số liệu U.S. from Wallaroo Media), được gọi là thế hệ GenZ.

tiktok tài chính
Gen Z là nhóm đối tượng người dùng chính trên TikTok

Chính vì vậy, lĩnh vực tài chính cần phải đánh giá lại và tận dụng nền tảng TikTok. Một mặt vì mảng tài chính đang có những sự đổi mới về công nghệ nhanh chóng trong nhiều năm gần đây, dễ nhận ra là các ngân hàng đang xây dựng các app công nghệ hay các hoạt động thông qua điện thoại và không cần tới chi nhánh. Mặt khác, nhóm đối tượng của TikTok đang gần tương thích với nhóm khách hàng mục tiêu của ngành tài chính. Vậy để tiếp cận được GenZ, các công ty tài chính cần ở nơi nhóm đối tượng này yêu thích và dành nhiều thời gian. 

Cơ hội và thách thức

Vượt bật với những chỉ số phát triển của mình (người dùng, lượt tải app), TikTok đã mở ra và thay đổi hành vi của người. Điều đó khiến TikTok trở thành cơ hội cũng như thách thức với các doanh nghiệp tài chính nói chung và đội ngũ marketing nói riêng. 

Cơ hội 

Tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ 

Theo báo cáo của GWI về mạng xã hội năm 2022, TikTok đang phát triển một cách đáng kinh ngạc với 32% số người dùng tăng trưởng mỗi tháng tính từ 2020. Đây chính là thị trường với khối lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ.

Bên cạnh đó, báo cáo của TikTok Business của cho thấy tình phù hợp của người dùng phù hợp với lĩnh vực tài chính. Báo cáo đã chỉ ra người dùng Đông Nam Á có tư duy mở và hiểu biết tài chính và 80% tin rằng thị trường kinh tế sẽ tốt hơn. Đây chính là nhóm người dùng sẵn sàng tiếp cận tới các sản phẩm, giải pháp tài chính tốt nhất. Có lẽ cũng chính vì thế, đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận tới người dùng TikTok với mảng content kinh tế, tài chính như: quản lý tài chính cá nhân, quản lý chi tiêu hay các content về mảng đầu tư. 

TikTok đưa tài chính trở nên dễ tiếp cận 

TikTok được xây dựng với những video ngắn (không dài quá 10 phút). Những video ngắn, nhanh chóng, dễ dàng tạo ra, với những nội dung ít bỏng bẩy, chân thực. Chính vì thế, những video về nội dung tài chính khô khan được xây dựng một cách gần gũi, thực tế bởi chính những fin-influencer (người ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính) hay các chuyên gia, thậm chí là những người dùng khiến cho những kiến thức, thông tin này dễ tiếp cận. 

Những nội dung thường được xây dựng trên nền tảng TikTok:

  • Lời khuyên tài chính cá nhân
  • Nguồn kiến thức tài chính 
  • Đầu tư vào thị trường chứng khoán 
  • Crypto (tiền ảo)

Thách thức 

Người dùng TikTok chỉ mong đợi content giải trí hoặc giáo dục 

Dựa theo báo cáo Social của GWI (năm 2022) chỉ ra người dùng TikTok có 3 lý do chính để lựa chọn TikTok và ưu tiên đầu tiên là tìm kiếm các nội dung vui nhộn và giải trí. Điều này cũng trở thành thách thức đối với các content creator khi xây dựng nội dung, video với lĩnh vực tài chính. 

tiktok tài chính
Người dùng TikTok vẫn ưu tiên về content hài hước, giải trí

Mặc dù, người dùng hiện nay cũng cho thấy sự thích thú với các content về tài chính, kinh tế, tiền bạc nhưng nếu cách thể hiện không phù hợp, không đem lại giá trị giáo dục và đặc biệt khiến người dùng cảm thấy khô khan, không thú vị thì doanh nghiệp của bạn cũng không thể tiếp cận được tới khách hàng mục tiêu của mình. 

Tính cạnh tranh cao

Sự phát triển nhanh chóng của TikTok chính là con dao hai lưỡi. TikTok mang tới cho các doanh nghiệp không gian truyền thông với số lượng người dùng khổng lồ nhưng đồng thời cũng gia tăng các đối thủ cạnh tranh (từ các cá nhân tới các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực) nhanh chóng. 

Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp tài chính tham gia mạng xã hội TikTok cần phải đầu tư hơn nữa vào sản phẩm của mình để có nhiều cơ hội tiếp cận tới khách hàng mục tiêu (target customers). Nếu không, các thương hiệu có thể đối mặt  với nguy cơ giảm lợi nhuận, mất thị phần và nghiêm trọng hơn là nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường.

Hạn chế của TikTok đối với lĩnh vực tài chính 

Với digital marketing, tài chính dường như trở thành lĩnh vực “khó nuốt” với hàng loạt các quy định để đảm bảo an toàn cho người dùng. Và TikTok cũng không phải ngoại lệ, TikTok vẫn cho phép các doanh nghiệp ở lĩnh vực tài chính xuất hiện trên TikTok nhưng đi kèm những hạn chế. 

tiktok tài chính
TikTok vẫn có những hạn chế đối với lĩnh vực tài chính

Vào năm 2021, TikTok đã đưa ra những quy định chặt chẽ vào các công ty dịch vụ tài chính làm việc cùng với các influencer. Tất cả các công ty dịch vụ tài chính hợp tác với các influencer phải đảm bảo rằng người có ảnh hưởng đó dán nhãn rõ ràng cho mỗi bài đăng là “sponsored”, theo TikTok.

Ở một số nước, TikTok vẫn cho phép các ngân hàng, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và công ty bảo hiểm chạy nội dung có thương hiệu trên ứng dụng theo từng trường hợp cụ thể, nghĩa là họ có thể làm việc với những người có ảnh hưởng.

Những quy định nghiêm ngặt từ nền tảng TikTok khiến các marketer ở lĩnh vực tài chính cần nghiên cứu kỹ và đưa ra phương án tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Giải pháp xây dựng kênh TikTok cho các doanh nghiệp tài chính

Hành trình của khách hàng thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: Awareness (nhận diện) – Consideration (cân nhắc) – Conversion (Chuyển đổi). Do đó, khi các marketer nghiên cứu, xây dựng các chiến lược truyền thông trên TikTok cần lưu ý tới các mục tiêu, thông điệp, nội dung phù hợp ở từng giai đoạn. Dưới đây là một vài gợi ý của Chin Media về giải pháp marketing trên nền tảng TikTok đối với lĩnh vực tài chính:  

Đăng những content mang tính giáo dục

Nếu bạn là người dùng của TikTok sẽ dễ dàng nhận ra chiến dịch #LearnOnTikTok được lan tỏa mạnh mẽ trên cộng đồng này. Đây cũng chính là lúc các thương hiệu tài chính có thể tham gia và chia sẻ các content mang tính giáo dục. Nội dung có thể đưa tới người dùng như là các kiến thức về điểm tín dụng, bảo hiểm, các loại đầu tư…

Báo cáo từ TikTok Unboxed năm 2022 cho thấy sự phát triển tiêu thụ content tài chính. Lượt tăng trưởng qua từng năm chiếm khoảng 4.3% (tính từ năm 2020). Cộng đồng phát triển mạnh mẽ cùng nhau để chia sẻ và thêm các giá trị. 

tiktok tài chính
Đăng những content mang tính giáo dục

Do đó, các marketer cần lưu ý khi xây dựng các content, nội dung kênh của mình, đặc biệt đối với lĩnh vực tài chính nên hướng vào các content mang tính giáo dục, mang lại những thông tin hữu ích đối với người dùng, để gia tăng cơ hội tiếp cận của doanh nghiệp với khách hàng. 

Kết hợp cùng với Fin-influencer 

Fin-influencer là những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính như quản lý tiền bạc, tài chính cá nhân hay content về mảng đầu tư. Bạn cũng dễ nhận ra rằng các influencer như KOL/KOC/người nổi tiếng chính là phần thiết yếu để khám phá và lan tỏa các content tới người dùng. 

Các chiến dịch marketing kết nối cùng các TikTok fin-influencer (những người ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính) là cách tốt để giúp brand-awareness (tăng nhận diện thương hiệu). Đặc biệt nếu như tệp khách hàng của bạn tương thích với lượng follower của fin-influencer thì đây chính là cơ hội hoàn hảo để bạn tìm kiếm cho mình những người dùng, khách hàng mới. 

tiktok tài chính
Các Fin-influencer là bước đệm giúp các doanh nghiệp tài chính tiếp cận người dùng

Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường TikTok có thể kết hợp cùng với các influencer phù hợp ở những video đầu tiên và bạn có thể sử dụng phạm vi tiếp cận của những người có ảnh hưởng để thúc đẩy video cũng như tài khoản của chính mình.

Quảng cáo TikTok

TikTok’s Ad chính là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. TikTok cung cấp tới cho các cá nhân và doanh nghiệp đa dạng loại quảng cáo phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể:

  • TopView ads/Brand Takeover: Ví trí độc quyền cho thương hiệu giúp tối đa hóa lượt tiếp cận.  
  • Brand hashtag challenge: Đưa khán giả trở thành những người đồng sáng tạo cho cộng đồng của bạn.
  • Branded effect ads: Tận dụng sự tham gia của người dùng với với những hiệu ứng của brand chất lượng cao. 
  • In-feed ads: Phát hiện ở phần “For You” – nơi khán giả luôn có suy nghĩ tích cực.
  • TikTok LIVE: Mới các KOL để chia sẻ nhiều hơn về sản phẩm của bạn và khuyến khích khán giả của bạn thực hiện livestream. 

Quảng cáo của TikTok đối với các doanh nghiệp tài chính là cơ hội để mở rộng tệp khách hàng. Bắt đầu từ việc giáo dục và tạo sự hứng thú với thị trường (Topview ads, brand takeover), tiếp tới là khuyến khích và tạo niềm tin ở người dùng (In-feed ads, Hashtag Challenge, Branded effect) và cuối cùng là bước chuyển đổi bằng cách cá nhân hóa và nâng kỹ năng người dùng (In-feed ads). 

Tổng kết 

Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về TikTok trong lĩnh vực tài chính (Cơ hội và Thách thức), bên cạnh đó cung cấp những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình khi tham gia vào TikTok. Từ các báo cáo cho thấy rằng xu hướng người dùng quan tâm đến lĩnh vực tài chính là không hề nhỏ, TikTok sẽ là công cụ tiềm năng giúp các doanh nghiệp tiếp cận tới người dùng trẻ – họ có thể là khách hàng mục tiêu (target customers). 

Truy cập vào Chin Media để tìm đọc thông tin hữu ích đa dạng lĩnh vực và cung cấp các dịch vụ marketing chất lượng, uy tín dành cho doanh nghiệp của bạn. 

TikTok