TikTok Insights và TikTok Audience Insights là gì?
TikTok Insights và TikTok Audience Insights là hai công cụ research miễn phí TikTok cung cấp cho người dùng. Vậy hai công cụ này giúp ích gì cho việc xây dựng thương hiệu của các content creator? Cùng đọc tiếp nội dung bên dưới để biết cách sử dụng và biến TikTok Insights trở thành trợ thủ đắc lực cho hoạt động của bạn trên TikTok nhé!
Giới thiệu sơ lược về TikTok Insights và TikTok Audience Insights
TikTok Insights
TikTok insights là công cụ cho phép người dùng lựa chọn các bộ lọc đơn giản để thu về những phân tích dữ liệu trên toàn bộ nền tảng TikTok. Thông qua những dữ liệu đó, bạn sẽ có được thông tin về hành vi, sở thích của người xem (từ đủ 18 tuổi trở lên) để đề ra hướng đi trong quá trình sáng tạo nội dung sao cho phù hợp.
TikTok Audience Insights
Đây là công cụ giúp người dùng khám phá thông tin chi tiết về đối tượng thông qua các bộ lọc chuyên sâu hơn so với các bộ lọc của TikTok Insights. Thông qua TikTok Audience Insights, bạn có thể có được những thông tin cụ thể hơn về sở thích, hành vi và nhân khẩu học của người dùng, từ đó có thể tìm ra những phương thức hoặc hướng phát triển mới để tiếp cận khán giả của mình.
TikTok insights và TikTok Audience Insights đều là công cụ miễn phí được tạo ra để giúp cho các nhà sáng tạo tối ưu hoạt động của mình tốt hơn. Trong nội dung tiếp theo, Chin Media sẽ giới thiệu cách về giao diện và cách làm việc cơ bản của hai công cụ này.
Giao diện và cách làm việc trên TikTok Insights
Khi truy cập công cụ, phần bên trái sẽ là một loạt các bộ lọc và ô đánh dấu tích vào nội dung bạn muốn lọc, bên phải sẽ là những khung kết quả trả về sau mỗi lần bạn thay đổi lựa chọn.
Tùy chọn trong các bộ lọc cũng rất đa dạng. Ngoài việc lọc theo nhân khẩu học và nhóm ngành, bạn cũng có thể nhận dữ liệu liên quan đến các sự kiện và ngày lễ cụ thể. Ví dụ: Nếu bạn muốn bắt đầu lập kế hoạch marketing cho ngày lễ Giáng sinh sắp đến, bạn chỉ cần chọn bộ lọc “Giáng sinh” trong phần Ngày lễ và sự kiện.
Ở dưới cùng của mỗi khung kết quả trả về, TikTok cũng cho bạn biết dữ liệu mà hệ thống tổng hợp đến từ đâu thông qua nhấp chọn “Nguồn”. Nếu bạn muốn sử dụng dữ liệu thu được để làm một bài báo cáo, bạn có thể nhấp vào “Nguồn” để sao chép và dán trích dẫn đó vào tài liệu của mình.
Giao diện và cách làm việc trên TikTok Audience Insights
Để sử dụng công cụ này, bạn phải truy cập vào Trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok for Business), sau đó chọn vào Insights trên thanh điều hướng phía trên để mở công cụ.
Giao diện của TikTok Audience Insights sẽ có hai phần lớn như sau:
Define Audience – Xác định đối tượng
Bên trái màn hình sẽ là phần Define Audience với các Filter Audience (Bộ lọc đối tượng) bao gồm các nội dung để bạn lựa chọn cho bản báo cáo của mình. Bạn có thể xác định đối tượng bằng cách tùy chỉnh các bộ lọc sau:
- Locations – Vị trí;
- Languages – Ngôn ngữ;
- Demographics – Nhân khẩu học: Bao gồm các tùy chọn về Age (tuổi) và Gender (giới tính);
- Interests & Behavior – Sở thích & Hành vi sẽ bao gồm các bộ lọc phụ tùy chọn:
- Ad Interest Categories – Danh mục sở thích quảng cáo: Lọc ra những đối tượng đã tương tác với các danh mục quảng cáo cụ thể (ví dụ như quảng cáo về các dịch vụ tài chính, đồ gia dụng, vật nuôi,…);
- Video Interactions – Tương tác video: Lọc ra những đối tượng đã xem và tương tác với video theo chủ đề;
- Creator Interactions – Tương tác của người sáng tạo: Lọc ra những đối tượng đã đã tương tác với những phong cách sáng tạo cụ thể của các tài khoản (ví dụ như những nhà sáng tạo nội dung hài kịch, cuộc sống hàng ngày, đi du lịch,…).;
- Hashtag Interactions – Tương tác với thẻ hashtag: Lọc ra những đối tượng đã xem video bằng một thẻ hashtag cụ thể.
- Devices – Thiết bị: Bao gồm các tùy chọn về hệ điều hành, phiên bản hệ điều hành và giá của thiết bị.
Audience Insights – Thông tin chuyên sâu về đối tượng
Toàn bộ màn hình bên phải của giao diện TikTok for Business chính là Audience Insights và được chia thành hai mục nhỏ:
Audience Overview – Tổng quan về đối tượng
Sau khi bạn đã chọn xong các bộ lọc đối tượng ở Define Audience, phần tổng quan về đối tượng sẽ trả về cho bạn những thông tin dưới dạng các biểu đồ hoặc bảng thống kê gồm các nội dung:
- Age – Tuổi tác;
- Gender – Giới tính;
- Country – Quốc gia;
- Top state & provinces – Tiểu bang và tỉnh hàng đầu;
- Devices OS: hệ điều hành thiết bị;
- Devices Prices – Giá thiết bị (USD);
- Interests – Mối quan tâm.
Interests – Mối quan tâm
Bên cạnh mục tổng quan là mục Interest của đối tượng, nơi bạn có thể khám phá những loại nội dung và quảng cáo mà đối tượng của bạn quan tâm tương tác. Phần này bao gồm các nội dung sau:
- Top Hashtags – Hashtag hàng đầu: Hệ thống sẽ đưa ra 10 hashtag được nhóm đối tượng mà bạn lọc ra sử dụng nhiều nhất.
- Ad Interest Categories – Danh mục Interest quảng cáo: Hệ thống sẽ đưa ra các danh mục quảng cáo mà đối tượng của bạn đã tương tác.
Nếu muốn tải xuống tất cả nội dung mà TikTok đã tổng hợp, bạn hãy nhấn vào biểu tượng tải xuống có ghi chú Export All (Xuất tất cả) ở phía trên bên trái màn hình.
Tổng kết
Có thể thấy, TikTok Insights có giao diện đơn giản và ít bộ lọc hơn so với TikTok Audience Insights. Tùy thuộc vào nhu cầu mà người dùng có thể lựa chọn công cụ phù hợp nhất với mình. Nhìn chung, cả hai công cụ này đều có thể giúp content creator hiểu thêm về đối tượng của mình, từ đó có định hướng đúng hơn trong sáng tạo để tăng lượng tương tác, nâng cao nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng doanh số.
Còn rất nhiều điều thú vị về nền tảng TikTok có thể bạn chưa biết. Hãy ghé thăm website của Chin Media để tìm hiểu thêm bạn nhé!