Marketing mix 7p là gì? Các yếu tố cấu thành 7p marketing mix
Một chiến lược marketing tốt cần được xây dựng dựa trên việc đáp ứng được nhiều tiêu chí, có thể kể đến như yêu cầu của khách hàng, thị trường mục tiêu,…Marketing 7p mix hiện nay được xem là một mô hình hiệu quả để các marketer xây dựng một chiến lược thỏa mãn được yêu cầu người dùng. Khám phá thêm thông tin về mô hình này ở bài viết này!
Marketing mix 7p là gì?
Trước khi khám phá các yếu tố cấu thành marketing 7p mix gồm những gì cũng như cách ứng dụng mô hình này vào quá trình xây dựng chiến lược marketing, chúng ta cần tìm hiểu đôi nét về marketing mix. Marketing mix được hiểu là một công cụ thông dụng trong tiếp thị, truyền thông với 4 yếu tố trọng tâm được viết tắt là 4p bao gồm: Product (Sản phẩm), Giá cả (Price), Place (Địa điểm) và Promotion (Xúc tiến).
Cụ thể hơn, đối với marketing mix 7p sẽ bao gồm nhiều hơn 4 yếu tố đã nêu trên và các yếu tố còn lại bao gồm People (Con người), Process (Quá trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình).
Những thành tố trong 7ps of marketing mix
Như đã đề cập ở trên, the 7ps of marketing mix sẽ bao gồm 7 yếu tố chính mà các marketer cần quan tâm trong quá trình xây dựng chiến lược marketing hay truyền thông, cụ thể:
Product (Sản phẩm)
Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm đầu tiên khi quyết định có chọn mua sản phẩm đó hay không. Vậy nên đối với bất kì doanh nghiệp đang muốn định vị đơn vị của mình theo hướng nào thì việc tối ưu hóa sản phẩm được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, là trung tâm. Yếu tố sản phẩm này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của marketing mix 7p.
Dưới đây là một số yếu tố cụ thể hơn về sản phẩm mà bạn nên tập trung xây dựng, lần lượt là:
- Chất lượng.
- Hình ảnh, bao bì.
- Chính sách bảo hành.
- Hỗ trợ khách hàng.
- Mức độ sẵn có.
Price (Giá)
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng tạo nên định nghĩa marketing mix 7p chính là price (giá cả). Trong mô hình này, price có sự ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu nói riêng cũng như sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp nói riêng.
Đối với các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, việc các sản phẩm được định giá cao có thể khiến việc tiếp cận với khách hàng trở nên khó khăn hơn. Có thể ở tương lai, khách hàng sẽ chi một mức giá cao cho sản phẩm nhưng rất khó để điều đó xảy ra trong giai đoạn doanh nghiệp vừa bước chân vào thị trường.
Vậy nên, bạn cần nghiên cứu thêm về thị trường tiêu thụ, nhu cầu khách hàng xem họ có sẵn sàng chi trả cho mặt hàng đó từ đó đề xuất một mức giá phù hợp. Giá cá ảnh hưởng lớn đến các yếu tố còn lại trong mô hình marketing mix 7p bởi nó sẽ cho thấy vị trí thực sự của doanh nghiệp trên thị trường khi so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bạn sẽ cần quan tâm đến giá cả của các đơn vị cạnh tranh này để đưa ra mức giá tốt tối ưu.
Promotion (Quảng bá)
Một yếu tố quan trọng khác cấu thành mô hình marketing mix 7p chính là promotion. Đúng với tên gọi của mình, hoạt động chính mà bạn cần thực hiện ở yếu tố này chính là quảng bá. Bằng nhiều hình thức quảng bá đa dạng như quan hệ công chúng, tiếp thị cá nhân, các chiến lược khuyến mãi,.. sẽ giúp thương hiệu của bạn nhanh chóng được biết đến.
Điều cần lưu ý ở đây là dù quảng bá với hình thức nào thì mục tiêu chính cũng sẽ là giúp người tiêu dùng hiểu được giá trị thực sự mà sản phẩm đem lại từ đó quyết định chọn mua.
Dưới đây là một số hoạt động quảng bá trong mô hình marketing mix 7p được cho là có hiệu quả tích cực mà bạn có thể tham khảo, cụ thể gồm:
- Tiếp thị đa nền tảng: đưa các sản phẩm, thông điệp quảng bá của đơn vị xuất hiện trên nhiều kênh truyền thông, mạng xã hội để mở rộng phạm vi tiếp cận đối với khách hàng.
- Trải nghiệm được cá nhân hóa: tạo ra các hoạt động trải nghiệm sản phẩm đa dạng cho người dùng từ đó thông điệp của bạn sẽ trở nên ấn tượng hơn với khách hàng.
- Kết hợp giữa tiếp thị và bán hàng: để đảm bảo rằng không bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng mà chiến lược quảng bá tiếp cận được thì việc kết hợp giữa tiếp thị và bán hàng cần được các doanh nghiệp ứng dụng.
- Thiết lập khách hàng tiềm năng: bên cạnh việc tìm thêm khách hàng mới thì nuôi dưỡng sự ủng hộ của các khách hàng cũ để trở thành khách hàng tiềm năng là một việc hết sức cần thiết.
Place (Địa điểm)
Trong mô hình marketing mix 7p, place được hiểu là các kênh phân phối sản phẩm. Hay nói cách khác đây là nơi giúp sản phẩm của doanh nghiệp được đến tay của người tiêu dùng. Một chiến lược quảng bá thành công cần xác định được các kênh phân phối, nơi mà bạn tin rằng doanh nghiệp có thể thuận tiện tiếp cận với các khách hàng tiềm năng.
People (Con người)
People trong marketing mix 7p chính là khách hàng. Đây có thể xem là yếu tố trung tâm của phương pháp tiếp thị này. Tuy nhiên “People” được đề cập ở đây còn có thêm một số đối tượng khác ngoài khách hàng, cụ thể là:
- Người tiếp thị: đối với mô hình marketing mix 7ps thì vai trò của nhân viên tiếp thị có năng lực tốt, phù hợp với tính chất công việc được giao luôn được đề cao.
- Thành viên bán hàng: đây là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động mua bán, giao dịch với khách hàng.
- Nhóm dịch vụ: những nhân viên đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn các dịch vụ của đơn vị và đảm bảo luôn giữ sự hài lòng của khách hàng.
- Quản lý: đối với mô hình marketing mix 7p, đây là chức vụ quan trọng, ảnh hưởng đến việc điều phối các hoạt động cho nhân viên, giúp các kế hoạch của công ty được triển khai thuận lợi, có yêu cầu cao về kỹ năng quản lý nhóm và phân bổ công việc.
Process (Quá trình)
Quá trình trong mô hình marketing mix 7p bao gồm những quy trình từ khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đến khi khách hàng nhận được sản phẩm, bên cạnh đó là một số dịch vụ sau khi quá trình mua bán hàng diễn ra, dưới đây là một số quá trình cơ bản:
Giao hàng tận nơi: người mua có nhiều kênh cũng như các thức thanh toán để mua được sản phẩm mình cần, doanh nghiệp cần có sự liên kết với các kênh này bên cạnh và giúp người mua nhận được hàng với bất kỳ hình thức mua nào.
Giải pháp: quy trình giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề xảy ra trong quá trình phân phối sản phẩm.
Khuyến khích: giải pháp được thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp thuyết phục các khách hàng chưa thực sự hài lòng với sản phẩm của đơn vị có thể tiếp tục mua hàng.
Trả hàng: hệ thống xử lý các trường hợp khách hàng trả hàng, hủy chuyến và hoàn tiền với bất kỳ khách hàng chưa có sự hài lòng với sản phẩm của đơn vị.
Phản hồi: giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng, ý kiến của khách hàng từ đó làm kinh nghiệm cải thiện cho các sản phẩm sau.
Physical Evidence
Yếu tố cuối cùng trong mô hình chính là Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình). Marketing mix 7p sẽ xem xét mọi yếu tố từ trải nghiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ thời điểm họ biết cho đến khi mua sản phẩm.
Bằng chứng ở đây không chỉ là sản phẩm hay hóa đơn mua hàng mà còn bao gồm nhiều chi tiết khác của thương hiệu như trang web, các biểu tượng trang trí, sản phẩm truyền thông hay cả bao bì sản phẩm. Tất cả các bằng chứng vừa nêu giúp khách hàng nhận diện được sự uy tín của một đơn vị cũng như chắc chắn về độ hợp pháp và đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp.
Kết luận
Với khuôn khổ nội dung bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn một số thông tin cơ bản về khái niệm cũng như các yếu tố cấu thành mô hình marketing mix 7p. Hy vọng với các thông tin trên đã có thể cung cấp cho bạn thông tin thực sự hữu ích. Thường xuyên truy cập website để tham khảo thêm các thông tin thú vị khác cũng như nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Chin Media.