Kiến thức digital marketing marketers không thể bỏ qua
Xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trên lĩnh vực công nghệ. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp thu những khái niệm mới mỗi ngày để bắt kịp với xu hướng của thời đại. Trong bài viết này, Chin Media sẽ gửi đến các bạn kiến thức Digital marketing cơ bản để người mới bắt đầu có thể tham khảo.
Digital marketing là gì?
Digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là một loại hình tiếp thị sản phẩm đến khách hàng thông qua các nền tảng truyền thông xã hội. Trong quá trình này, nhà tiếp thị cần nắm được sở thích, hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng, từ đó đưa thông tin sản phẩm lên các kênh phù hợp nhất, xây dựng nội dung hấp dẫn để thu hút sự tò mò và mua hàng của khách hàng.
Vai trò của Digital marketing
Trong khi mô hình tiếp thị truyền thống (thông qua in ấn, truyền hình, truyền thông qua điện thoại,…) bị hạn chế phạm vi quảng bá và có chi phí cao thì quá trình Digital marketing diễn ra trên internet. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận phạm vi khách hàng lớn hơn thông qua nhiều hình thức thể hiện hơn (email, hình ảnh, video,…).
Digital marketing quan trọng trong việc tạo nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng. Những nội dung trên các tài khoản Internet (trang web, fanpage, blog,…) của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến lòng tin và sự tò mò về thương hiệu của khách hàng.
Tiếp thị kỹ thuật số có rất nhiều tùy chọn để bạn có thể sáng tạo trong phạm vi ngân sách của mình và thử nghiệm với nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Vì vậy, đối với cá nhân và doanh nghiệp, việc tìm hiểu về kiến thức Digital marketing là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thế giới công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.
Một số phương pháp làm Digital marketing phổ biến
1. Kiến thức digital marketing: SEO
Nói đến kiến thức digital marketing không thể bỏ qua Search Engine Optimization (SEO). SEO là quá trình tối ưu hóa trang web của doanh nghiệp để có xếp hạng cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, từ đó tăng lưu lượng truy cập một cách miễn phí.
Có nhiều nội dung trong việc thực hiện SEO giúp tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng vào website, ví dụ như:
SEO nội dung (SEO content): Tập trung vào tất cả nội dung tồn tại trên một trang web. Bằng cách nghiên cứu search volume và phân tích mục đích tìm kiếm cho các từ khóa của mình, bạn có thể đưa ra những thông tin giá trị và bổ ích nhất cho người đọc, từ đó đạt được xếp hạng cao trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
SEO Backlink: Backlink dùng để chỉ những liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn. Ví dụ khi bạn viết một bài viết về quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể thêm một vài liên kết đến trang web về các khóa học quản lý tài chính để người đọc thuận tiện trong việc truy cập vào trang web đó ngay lập tức. Một backlink tốt và mang đến giá trị cao cho người đọc sẽ giúp bài viết của bạn tăng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Kỹ thuật SEO (SEO Technical): Việc tối ưu hình ảnh (kích thước, thẻ Alt,…), dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là các nội dung thuộc về kỹ thuật khi làm SEO, giúp cải thiện tốc độ tải của trang web và là một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt Googlebot.
2. Kiến thức digital marketing: Content Marketing
Bên cạnh những yếu tố kỹ thuật hay hình thức thì một nội dung chất lượng sẽ tạo ra nhận thức tốt về thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập và đạt được sự chuyển hóa khách hàng lớn. Các kênh phục vụ cho chiến lược Content marketing của bạn có thể kể đến như:
- Blog
- Sách điện tử – Ebook
- Infographics – Đồ họa thông tin
- …
3. Kiến thức digital marketing: Social Media Marketing
Social Media Marketing là quá trình quảng bá doanh nghiệp trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu và lưu lượng truy cập, từ đó tạo ra khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.
Các kênh bạn có thể sử dụng trong chiến lược Social Media Marketing bao gồm:
- Tiktok
- Snapchat
- …
4. PPC quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột
PPC là một hình thức tính phí quảng cáo trực tuyến. Quy tắc là nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho hệ thống nếu người dùng thực sự nhấp vào quảng cáo để truy cập đến trang web của nhà quảng cáo. Các kênh PPC phổ biến và được nhiều người sử dụng hiện nay ví dụ như:
- Facebook Ads: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để quảng bá video, hình ảnh, bài đăng của mình trên Facebook thông qua những cài đặt cụ thể về đối tượng quảng bá, nơi xuất hiện quảng cáo, ngân sách,…
- Twitter Ads: Người dùng có thể trả tiền để đẩy một loạt bài đăng hoặc hồ sơ đến các đối tượng cụ thể và quảng cáo nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web, thu hút nhiều người theo dõi Twitter hơn, tăng mức độ tương tác trên Twitter hoặc thậm chí là lượt tải xuống ứng dụng.
- Thông tin được tài trợ trên LinkedIn: Người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến những người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành nghề và nền tảng của họ sao cho phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp.
5. Kiến thức digital marketing: Affiliate marketing
Tiếp thị liên kết là quảng cáo dựa trên hiệu suất, bạn sẽ nhận được hoa hồng cho việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên trang web của bạn.
6. Email marketing
Các công ty thường sử dụng Email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng cụ thể của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, các chương trình giảm giá và thông báo sự kiện, hướng mọi người truy cập đến trang web của doanh nghiệp.
7. Kiến thức digital marketing: KOL Marketing
Một thương hiệu sẽ trả tiền cho công ty/tổ chức/cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội để tạo và quảng bá nội dung về dịch vụ của thương hiệu đó. Đây là cách thức marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay khi nền tảng mạng xã hội ra đời ngày càng nhiều.
Như vậy, Chin Media đã gửi đến cho bạn những kiến thức Digital Marketing cho người mới bắt đầu để bạn có thể bước đầu làm quen với khái niệm này. Để tìm hiểu sâu hơn về marketing, hãy truy cập vào trang tin tức của Chin Media để khám phá qua những bài viết thú vị khác.