Food delivery: Xu hướng vẫn tiếp diễn cho ngành F&B trong thời gian tới
Food delivery – hành trình vận chuyển của ngành F&B đã phát triển hơn một số lĩnh vực khác. Giao hàng tận nơi (Last mile delivery) của ngành F&B đã chứng kiến được sự đổi mới và phát triển ổn định trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, năm 2020 đại dịch xuất hiện khiến những mô hình mới xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của thị trường và người dùng.
Trước đại dịch COVID-19, khách hàng có xu hướng lựa chọn những sự tiện lợi và kết nối qua nền tảng kỹ thuật số để giao hàng. Khi đại dịch diễn ra, chúng ta tập trung nhiều hơn vào yếu tố an toàn và dẫn tới những sự thay đổi đặc biệt. Dựa vào nghiên cứu của Deloitte cho thấy: “…chưa bao giờ khách hàng chỉ muốn lấy thức ăn của họ và đi”. Trong thời kỳ COVID-19, đặt và giao hàng online diễn ra thường xuyên hơn (đơn hàng giao hàng và mang về tăng lần lượt là 14% và 68%) và hơn một nửa số người tham gia khảo sát nói rằng họ sau đó thói quen của họ cũng không quay lại như trước đây.
Ngành hàng F&B đã giải quyết được những vấn đề gặp phải bằng cách tương tác với người dùng thông qua kỹ thuật số, giao hàng không tiếp xúc, mô hình vận hành hybrid với mức độ tự động hóa và hợp tác cao. Trong thời gian hàng, đổi với trong food delivery của ngành F&B đối với sản phẩm tươi sống hoặc được chế biến sẵn, có khả năng duy trì sự phát triển bằng cách thay đổi sự ưu tiên khách hàng, bao gồm:
- Chuyển đổi từ giao hàng chỉ vì sự tiện lợi sang giao hàng tập trung vào yếu tố an toàn và dễ dàng.
- Mức độ thoải mái tăng cao và sẵn sàng để giao các sản phẩm liên quan tới nhu cầu cơ bản.
Có sự khác nhau đối với sự phát triển giao hàng ở các khu vực địa lý khác nhau bởi vì sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và các quy định. Các nhà cung cấp về food delivery nên đầu tư vào trải nghiệm sau mua hàng, tốc độ và tính linh hoạt khi giao hàng, cũng như tìm ra các giải pháp giải quyết các vấn đề ăn toàn khi có sự thay đổi về địa lý.
Xu hướng chính của ngành F&B
Vào năm 2020, F&B tập trung vào các giải pháp nhanh chóng, ngắn hạn để phản ứng đối với nhu cầu cấp bách do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Thị trường kinh tế toàn cầu mở cửa đã góp phần thúc đẩy hệ sinh thái giao hàng tận nơi F&B với những cơ hội phát triển lâu dài. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng ấy cũng kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Một trong số đó là sự cạnh tranh, điều này trở thành áp lực khiến các công ty trong ngành F&B phát triển quá nhanh.
Những quan sát và xu hướng từ việc chuyển đổi nhanh chóng hệ sinh thái vận chuyển của ngành F&B:
Thay đổi ưu tiên mở rộng – Hybrid là kênh mới cần được phát triển
Để đảm ứng được những xu hướng và nhu cầu thay đổi tốt hơn, các doanh nghiệp F&B đang tạo nên sự thay đổi trong việc vận chuyển và kênh giao hàng bằng cách gia tăng sử dụng những chiến dịch kênh hybrid-omnichannel và thúc đẩy việc mua hàng online và pick in-store (BOPIS), mô hình đăng ký và dịch vụ trực tiếp với khách hàng (DTC).
Hướng tới sự an toàn – chìa khóa dẫn tới thành công sau hậu đại dịch
Giao hàng tận nơi “an toàn” trở nên quan trọng trong dịch vụ giao hàng F&B hơn so với trước đây. Dữ liệu từ Deloitte’s cho thấy rằng khoảng 50% khách hàng cảm thấy thoải mái/an toàn khi tới cửa hàng sau đại dịch, chỉ 35% cảm thấy an toàn để ăn trong nhà hàng. Điều đó cũng khiến các doanh nghiệp F&B ưu tiên đầu tư vào giao hàng.
Xây dựng lòng tin thông qua trải nghiệm khách hàng
Với những brand đang cố gắng tạo trải nghiệm dùng bữa tại nhà, trải nghiệm của khách hàng đi cùng với F&B delivery đóng vai trò như một nhân tố thay đổi cuộc chơi với hình ảnh brand.
Phát triển F&B delivery
Trong suốt đại dịch, những doanh nghiệp sở hữu hệ thống giao hàng đã giành được lợi thế nhất định. Điều này đã khiến các doanh nghiệp khác nhận ra sự quan trọng và lợi thế đối với dịch vụ add-on (bổ sung). Những doanh nghiệp không có hệ thống giao hàng in-house phải dựa vào nhà cung cấp thứ ba, thúc đẩy mối quan hệ đối tác và hợp tác. Người tiêu dùng chọn những doanh nghiệp F&B có những yếu tố như là: nhanh, an toàn và lựa chọn vận chuyển linh hoạt.
Thay đổi hành vi khách hàng – liệu khách hàng có sẵn sàng trả phí để được giao hàng tận nơi không?
Vào đỉnh điểm bùng phát dịch, người tiêu dùng sẵn sàng để trả một khoản phí giao hàng an toàn và nhanh chóng. Thông qua bảng báo cáo của Deloitte đã thể hiện các cụm từ như “Giao hàng tận nơi sau đại dịch COVID-19”, “nhà hàng tương lai đến trước thời hạn” và “tương lai của fresh – mô hình từ đại dịch” . Tuy nhiên, sau khi nới lỏng các biện pháp phòng dịch như hạn chế di chuyển, nhận thức an toàn được cải thiện và triển khai vắc xin, người tiêu dùng đang cân nhắc các lựa chọn để tiết kiệm chi phí như tự nhận hàng ở một địa điểm thuận tiện, điều này cho thấy mức độ sẵn sàng cho các khoản phí vận chuyển đã giảm đi.
Vượt qua những thách thức và tối ưu giao hàng tận nơi
Những doanh nghiệp F&B đang ưu tiên sử dụng công nghệ, tái cơ cấu hoạt động, và mở rộng mạng lưới, để phản ứng với các thử thách và tối ưu giao hàng tận nơi. Dưới đây là những thách thức, giải pháp và lợi ích các doanh nghiệp F&B cần đối mặt.
Sự phụ thuộc vào bên thứ ba
Food delivery ở một số doanh nghiệp đã phải phụ thuộc vào bên thứ ba, dưới đây là một số đề xuất giải pháp:
- Phát triển hệ thống giao hàng in-house.
- Áp dụng mô hình mạng lưới tích hợp.
- Tìm kiếm các kênh thu nhận thay thế.
Ngoài ra việc thiết lập các hệ thống vận chuyển in-house hoặc phối hợp/chia sẻ (ví dụ sự kết hợp hệ sinh thái vận chuyển chung giữa 2,3 công ty nhỏ) có thể tăng hiệu quả và tối ưu mức chi phí cho các doanh nghiệp.
Rủi ro hư hỏng tương đối cao
Việc giao hàng luôn phải đối mặt với những rủi ro về việc hư hỏng, đổ vỡ, hàng hóa. Mở rộng mạng lưới giao hàng thông qua sự hợp tác với các đơn vị tại địa phương là cách để giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và giao hàng nhanh chóng tới khách hàng. Đồng thời, sự phát triển này cho food delivery sẽ giảm rủi ro về hư hỏng hàng hóa, hay việc khó tiếp cận đến các khu vực ngoài thành phố lớn.
Thiếu công cụ công nghệ và gia tăng tắc nghẽn đô thị
Sự gia tăng lĩnh vực giao hàng tận nơi trong ngành F&B có đối mặt với thử thách thiếu các công cụ công nghệ và gia tăng kẹt xe, tắc nghẽn giao thông đô thị. Điều này có thể dẫn tới những dự đoán về những nhu cầu thấp. Để có thể giải quyết được những vấn đề này, doanh nghiệp F&B nên thực hiện các nền tảng quản lý và công cụ giao hàng khác như là máy bay không người lái; hay thực hiện các phân tích real-time và cơ cấu sự tham gia giao thông qua mô hình đăng ký.
Đẩy mạnh phát triển nhờ vào yếu tố địa lý
Sự thay đổi
Theo kết quả quan sát người dùng của Deloitte, ý định giao hàng cho nhiều lĩnh vực đã bị từ chối. Sự thay đổi trong việc mua hàng online, đặc biệt trong ngành hàng khách sạn đã có sự thay đổi đáng kể. Vận chuyển online cho các nhà hàng được ghi nhận sự sụt giảm từ 20/8 tới 20/11 và bắt đầu tăng trở lại từ 20/11 tới 21/1. Trong thời gian từ 20/8 tới 21/1 lượt mua hàng online ở các nhà hàng tăng khắp Châu Âu.
Bài học rút ra
Mặc dù, việc ghé thăm cửa hàng và nhà hàng sẽ gia tăng niềm tin của người dùng nhưng sự xuất hiện các khái niệm mới như cloud/ghost kitchen (nhà hàng ảo) vẫn đang thu hút và thúc đẩy nhu cầu về một hệ sinh thái giao hàng tận nơi.
Chính thời điểm đại dịch đã đẩy mục chi tiêu mua hàng online tăng đột biến, trong khi mức vận chuyển thực phẩm giảm. Hiện nay với giai đoạn đang phục hồi, mức chi tiêu cho các ứng dụng giao đồ ăn đã tăng gần gấp đôi so với năm 2019, trong khi các mức chi tiêu hàng hóa đang dần quay trở lại mức trước khi đại dịch xảy ra. Tức là đã có sự thay đổi đối với hành vi người dùng, lựa chọn food delivery sau đại dịch.
Tổng kết
Bài viết đã đưa đến một cái nhìn tổng quát về Food delivery – giao hàng tận nơi trong ngành F&B. Những xu hướng chính đối với lĩnh vực giao hàng F&B cũng như những thách thức các doanh nghiệp có thể phải đối mặt trong thời gian tới đã được phân tích chi tiết. Hãy đón đọc thêm những bài viết phân tích về lĩnh vực marketing ở đa dạng ngành nghề tại Chin Media.