Vì sao app nhắn tin Signal trở thành hiện tượng trong những ngày gần đây?
Người dùng gần đây đã bắt đầu cài đặt app nhắn tin mã hóa Signal, điều này đã đưa app này lên vị trí số 1 trên cả Google Play Store và Apple App Store trong danh sách app miễn phí trong tuần qua. Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, Signal có khoảng 7,5 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu từ App Store và Google Play chỉ từ ngày 7 – 9/1, gấp 43 lần số lượt cài đặt mà app nhận được trong tuần trước đó.
Signal trở thành hiện tượng trong những ngày gần đây
Các dịch vụ nhắn tin mã hóa như Signal đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, khi mọi người ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ thông tin cá nhân của họ. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng người dùng một cách đột biến của Signal xuất hiện sau sự nhầm lẫn về thông báo điều khoản dịch vụ cập nhật từ một app nhắn tin khác của Facebook đó là WhatsApp.
Signal cũng nhận được sự ủng hộ vào tuần trước từ một số tên tuổi lớn của Thung lũng Silicon, bao gồm cả CEO Elon Musk của Tesla.
Lượt tải mới Signal cũng tăng nhanh sau cuộc bạo động ở Washington D.C. và các động thái của Amazon, Apple và Google nhằm hạn chế mối quan hệ với Parler. Telegram, một app nhắn tin mã hóa khác vào ngày 12/1 cho biết họ đã thu hút 25 triệu người dùng mới từ khắp nơi trên thế giới trong 72 giờ trước đó, nâng tổng số active user của app lên 500 triệu.
Signal đứng đầu danh sách free app trên cả Google Play và App Store (Nguồn ảnh: India)
Traffic của Signal tăng đột biến cũng gây ra một số vấn đề trên app. Vào ngày 7/1, Signal đã đăng một tweet cho biết mã xác minh của việc đăng ký của người dùng mới có thể bị trì hoãn “bởi vì có rất nhiều người mới đang đăng ký Signal vào thời điểm hiện tại”. Nhưng những vấn đề này đã được giải quyết vào cuối tuần rồi.
Trong một bài đăng trên Reddit, nhân viên Signal cho biết “Signal hiện đang có mức tải xuống kỷ lục trên khắp thế giới”.
WhatsApp gặp sự cố gì?
WhatsApp đã bắt đầu thông báo cho người dùng vào tháng 12/2020 về các điều khoản dịch vụ và chính sách quyền riêng tư được cập nhật mà mọi người phải đồng ý để tiếp tục sử dụng ứng dụng sau ngày 8/2.
Nhiều người dùng bày tỏ lo ngại về một phần trong chính sách quyền riêng tư của WhatsApp nêu chi tiết những dữ liệu nào của người dùng được thu thập và chia sẻ với công ty mẹ Facebook. Trong khi Facebook lại gây ra tranh cãi vì không bảo vệ được dữ liệu người dùng.
Tất cả tin nhắn riêng tư giữa các cá nhân và hầu hết các doanh nghiệp trên WhatsApp đều được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối. Có nghĩa là Whatsapp không thể nhìn thấy các tin nhắn hoặc chia sẻ chúng với Facebook (người dùng sẽ được thông báo trước khi trò chuyện với một doanh nghiệp nếu tin nhắn đó không được mã hoá đầu cuối).
Nhưng WhatsApp sẽ thu thập những thông tin khác của người dùng. Chẳng hạn như cách thức và thời điểm ai đó sử dụng app và thông tin thiết bị của người dùng như địa chỉ IP.
Chính sách quyền riêng tư của WhatsApp chính là nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng cho Signal (Nguồn ảnh: Business Today)
Chính sách bảo mật mới của WhatsApp tuyên bố rằng thông tin người dùng mà app thu thập có thể được chia sẻ với các công ty như Facebook để giúp vận hành, cung cấp, cải thiện, nắm bắt, tùy chỉnh, marketing cho WhatsApp và Facebook.
Tuy nhiên, các hoạt động chia sẻ dữ liệu này theo công ty không phải là mới. Quyền riêng tư của WhatsApp được cập nhật lần cuối trên toàn cầu vào năm 2016. Vào thời điểm đó, WhatsApp sẽ có khả năng không chọn chia sẻ dữ liệu với Facebook, một tùy chọn chỉ khả dụng trong một thời gian ngắn.
Trong bản cập nhật mới nhất này, tuỳ chọn đó đã bị xoá. Điểm quan trọng hơn trong bản cập nhật là đối với chính sách liên quan đến người dùng là các doanh nghiệp trên WhatsApp. App tiết lộ rằng các doanh nghiệp sử dụng WhatsApp để trao đổi với khách hàng có thể chọn lưu trữ nhật ký các cuộc trò chuyện của họ trên dịch vụ lưu trữ của Facebook.
Người phát ngôn của WhatsApp cho biết: “Bản cập nhật không thay đổi các hoạt động chia sẻ dữ liệu của WhatsApp với Facebook và không ảnh hưởng đến cách mọi người giao tiếp riêng tư với bạn bè hoặc gia đình dù họ ở đâu trên thế giới”. Người phát ngôn của WhatsApp cũng cho biết thêm là công ty vẫn “cam kết bảo vệ quyền riêng tư của mọi người”.
Tóm lại, không có khác biệt quá nhiều về chia sẻ dữ liệu người dùng WhatsApp với Facebook sau khi chấp nhận các điều khoản mới so với những gì đã được chia sẻ trước đây. Trong trường hợp bạn đã chọn tùy chọn không chia sẻ trong lần cập nhật 2016. WhatsApp đã cố gắng giải thích sự nhầm lẫn về chính sách cập nhật, bao gồm cả việc xuất bản Câu hỏi thường gặp về các thực tiễn bảo mật của app.
Thông báo này về bản cập nhật các điều khoản và chính sách quyền riêng tư của WhatsApp chính là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy lo ngại và chuyển sang sử dụng Signal.
Vì sao nên chọn Signal?
Mặc dù chính sách này không phải là mới, nhưng thông tin này đã thu hút sự chú ý đến các hoạt động chia sẻ dữ liệu của WhatsApp với Facebook mà nhiều người có thể trước đó chưa xem kỹ trước khi nhấp vào “đồng ý”. Điều này khiến nhiều người quay lưng lại với WhatsApp. Trong khi đó, Signal được chứng minh là giải pháp thay thế phổ biến nhất hiện nay.
Signal là một ứng dụng miễn phí khác cung cấp tính năng nhắn tin, gọi điện và trò chuyện video được mã hóa. “Được mã hóa” có nghĩa là nội dung của tin nhắn được bảo mật cho đến khi chúng đến tay người nhận và không người trung gian nào có thể xem chúng.
Ứng dụng được điều hành bởi tổ chức phi lợi nhuận Signal, ra mắt vào năm 2018 với sự giúp đỡ của người đồng sáng lập WhatsApp Brian Acton, người đã rời WhatsApp và Facebook vào năm trước.
Acton cho biết trong một tuyên bố năm 2018 công bố sự ra mắt của nền tảng, Signal có mục đích là xây dựng “công nghệ bền vững tôn trọng người dùng và không dựa vào việc vụ lợi từ dữ liệu cá nhân.” Trong bối cảnh nhiều người đăng ký mới, Signal cũng tung ra các tính năng mới tương tự như trên WhatsApp, chẳng hạn như hình nền cho các cuộc trò chuyện và phần “giới thiệu” cho hồ sơ người dùng.
Chính sách mới của Apple yêu cầu các app phải cung cấp nhãn ghi chi tiết các thực tiễn về quyền riêng tư của họ trên App Store cũng giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc so sánh các chính sách của các app nhắn tin khác nhau.
App nhắn tin Signal đang cực kỳ “hot” (Nguồn ảnh: mobileappdaily)
Signal đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận liên quan đến việc mau chóng thực hiện đăng ký mới. Thay vào đó, app đã đưa ra thông tin về một số cấu hình cao. Elon Musk của Tesla vào ngày 7 tháng 1 đã tweet: “Sử dụng Signal”. Giám đốc điều hành Twitter – Jack Dorsey đã tweet lại bài đăng và sau đó đăng một hình ảnh của Signal ở đầu bảng xếp hạng App Store, caption chỉ đơn giản là một trái tim.
Cựu nhà thầu NSA Edward Snowden cũng đã tweet lại bài đăng của Elon Musk, thêm thông điệp: “Đó là @signalapp, dành cho những người không biết nói tiếng Elon”. Mặc dù các dòng tweet của họ không đề cập đến Facebook hay WhatsApp, nhưng cả Elon Musk và Jack Dorsey trước đó đều chỉ trích gã khổng lồ truyền thông xã hội này.
Tuy nhiên, một số người rõ ràng đã nhầm lẫn về lời khuyên của Musk. Cổ phiếu của Signal Advance (SIGL) – một công ty công nghệ nhỏ có trụ sở tại Texas không liên quan đến ứng dụng nhắn tin – đã tăng hơn 6.000% giá trị trong những ngày sau dòng tweet của Musk, trước khi hạ nhiệt vào ngày 12/1.
App Signal sau đó đã đăng một dòng tweet về sự nhầm lẫn này và nói rằng: “Đây có phải là ý của các nhà phân tích chứng khoán khi họ nói rằng thị trường đang đưa ra các tín hiệu hỗn hợp?”.
Dù sao đi nữa, Signal vẫn là một cái tên “hot” trong những tuần vừa qua và có vẻ sẽ tiếp tục là một đề tài được nhiều người bàn tán. Quyền riêng tư đang là mối quan tâm hàng đầu của cả các công ty công nghệ hàng đầu và cả người dùng. Vì vậy, app Signal không khó để trở thành hiện tượng toàn cầu trong thời gian tới.
Điều quan trọng là Signal phải làm sao để luôn giữ vững được việc bảo mật thông tin – điều mà những người dùng ban đầu đã mong đợi ở app.