9 BƯỚC ĐỂ CÓ THỨ HẠNG TÌM KIẾM SEO CAO HƠN VÀO NĂM 2021

Theo các chuyên gia marketing, trong năm 2021 sắp tới, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) vẫn là một phần không thể thiếu trong digital marketing. Khi nhắc tới SEO, chúng ta thường suy nghĩ rằng đó là một công việc không quá phức tạp như lập danh sách từ khóa, lên bài blog, tối ưu hóa trang web,…

Tuy nhiên, cùng chung công thức đó, cùng tích cực cải thiện kỹ thuật SEO nhưng không phải công ty nào cũng đạt được thứ hạng tìm kiếm như mong muốn khi có hàng triệu website đang cạnh tranh trên internet. Tại bài viết này, Chin Media đã tổng hợp từ các bài nghiên cứu mới nhất về SEO để đưa ra 9 bước bạn nên tham khảo để đạt được thứ hạng tìm kiếm SEO cao hơn vào năm 2021.

9 bước để có thứ hạng tìm kiếm SEO cao (cre: Nhà Sách Tin Học – blogger)

9 bước để có thứ hạng tìm kiếm SEO cao (cre: Nhà Sách Tin Học – blogger)

1. Hiểu SEO từ những định nghĩa đơn giản nhất

Rất nhiều SEOer đang cảm thấy khó khăn khi kết quả SEO lại không đạt được như mong đợi và phải làm gì để cải thiện điều đó. Vậy thì tại sao không bắt đầu xem xét lại từ những điều đơn giản nhất. Thực tế, Google ưu tiên mang những thông tin tư liệu hữu ích và gần nhất với nhu cầu mà người dùng cần tìm kiếm. Hiểu một cách đơn giản, nếu bạn cung cấp những nội dung đúng với nhu cầu đó, website của bạn sẽ được xếp hạng cao hơn.

Để làm được điều đó, trước khi viết nội dung chuẩn SEO, bạn cần đặt mình vào vị trí của người dùng. Điều quan trọng là phải hiểu những gì khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm và các đối thủ cùng lĩnh vực đang mang đến cho họ những gì và còn thiếu những gì. Từ đó, bạn có thể sản xuất content theo những gì mà người dùng tìm kiếm nhưng chưa được giải đáp thay vì viết theo từ khóa như cách thông thường.

2. Từ khóa: Tìm kiếm thông tin khách hàng đang tra cứu

Về bản chất, danh sách từ khóa trên google chính là cách mọi người mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn không thể tập trung vào việc cải thiện thứ hạng nếu không thực sự hiểu những gì khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn tập trung SEO vào từ khóa không phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì chắc chắn website của bạn sẽ rất khó tiếp cận được đối tượng mục tiêu.

Để tìm ra những cụm từ được tìm kiếm phổ biến nhất, hãy nhập từ khóa về vấn đề khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm trên Google. Google sẽ hiển thị cho bạn danh sách các từ khóa liên quan cũng như những gì người dùng đang tra cứu. Đây là một cách tìm kiếm từ khóa miễn phí, đơn giản và chính xác nhất bạn nên sử dụng.

3. Cung cấp nội dung thực sự hữu ích và có tính thực tiễn cao

Chất lượng nội dung không chỉ có ý nghĩa với blog của bạn khi thu hút khách truy cập mà còn là cơ sở để Google xếp hạng. Theo nhà nghiên cứu Ann Handley, “Hãy chắc chắn rằng bạn biết mục đích, sứ mệnh hoặc mục tiêu của mỗi phần nội dung mà bạn viết ra. Hãy đặt câu hỏi bạn đang cố gắng đạt được điều gì? Thông tin chính xác mà bạn đang cố gắng truyền đạt là gì? Và tại sao khán giả của bạn nên quan tâm?”.

Đôi khi nhiều người chỉ quan tâm rằng nội dung đó có đạt chuẩn SEO hay không, có tối ưu về số lượng keyword trong bài hay không mà quên đi rằng đích đến cuối cùng của content chính là độc giả. Hãy luôn đảm bảo nội dung của bạn có giá trị thực tiễn và mang lại cho khách truy cập thông tin chất lượng cao, phù hợp với những gì họ yêu cầu.

4. Kiểm tra tổng thể trang web của bạn

Tuy nói rằng nội dung là quan trọng đối với SEO nhưng các kỹ thuật trong SEO cũng cần được đảm bảo như tiêu đề trang, URL, alt tag, meta description,… vì những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Để biết được website của mình có đang được SEO tốt hay không, bạn có thể check bằng các công cụ SEO hiện khá phổ biến như ScreamingFrog và so sánh website của mình với đối thủ cạnh tranh.

Tiêu đề bài của bạn có mô tả chính xác nội dung trong trang không? Meta description có khuyến khích người dùng nhấp chuột không? Bạn cần chú ý rằng SEO on-page là việc tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để xếp hạng cao hơn và thu hút nhiều lưu lượng truy cập trên các công cụ tìm kiếm. On-page yêu cầu tối ưu hóa cả nội dung và mã nguồn HTML của một trang, trái ngược với SEO Off-page đề cập đến các liên kết và yếu tố bên ngoài khác.

5. Kiểm tra backlink của trang

Backlink là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO, được Google dùng để đánh giá độ tin cậy của trang web. Nếu nhận được backlink từ các trang web uy tín khác, trang web của bạn sẽ được google cho điểm DA cao hơn. Mặt khác, các liên kết mà Google cho là blackhat (các backlink xấu) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng tìm kiếm của bạn.

Nói một cách đơn giản, chất lượng các backlink càng cao thì thứ hạng tìm kiếm của bạn càng cao. Backlink được đánh giá là yếu tố SEO Off-page. Bạn có thể sử dụng các công cụ để kiểm tra hệ thống backlink như SEMrush Backlink Checker, Moz Open Site Explorer. Bạn cũng nên kiểm tra backlink đến website của đối thủ cạnh tranh đang đạt thứ hạng cao để tìm kiếm những nguồn backlink uy tín khác.

Giữ lại các backlink chất lượng cao (cre: LPTech)

Giữ lại các backlink chất lượng cao (cre: LPTech)

6. Hoàn tất hồ sơ Google My Business (GMB)

Có vẻ như giữa SEO và GMB chẳng có mối liên quan nào nhưng thực tế, việc tối ưu hóa GMB lại giúp ích khá nhiều trong kế hoạch SEO website. Google cung cấp kết quả khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn. Đó cũng là lý do bạn nên hoàn tất hồ sơ GMB của doanh nghiệp mình. Đừng chỉ thêm các thông tin tối thiểu, mà hãy tận dụng tất cả các cơ hội để quảng bá doanh nghiệp của bạn thông qua hồ sơ này bằng cách cung cấp cho Google đầy đủ các thông tin cần thiết.

7. Tối ưu hóa các yếu tố khác

Chứng chỉ SSL: Google muốn mọi thứ trên web được truyền qua một kênh an toàn (https). Đó là lý do tại sao trong tương lai trình duyệt của bạn sẽ gắn cờ các trang web không được mã hóa là các trang không an toàn. Chỉ mất vài giờ để có chứng chỉ SSL và thiết lập trên trang web của bạn.

Chứng chỉ SSL giúp tạo nên một màn chắn bảo vệ trong quá trình trao đổi dữ liệu thông tin từ website đến trình duyệt. Chứng chỉ này luôn thay đổi “mật khẩu” khi thực hiện lệnh trao đổi thông tin, và các hacker sẽ không thể lấy thông tin khách hàng.

Tốc độ trang: Các trang web chỉ nên được tải trong vòng 3 giây. Chỉ cần chậm 2-3 giây, khách truy cập sẽ rời khỏi trang web của bạn ngay mà không cố gắng chờ đợi. Google cũng sử dụng thông tin này trong thuật toán đánh giá thứ hạng trang web.

8. Tạo ít nội dung mới, quảng bá nhiều hơn

Theo Salma Jafri, “Hãy dành 20% thời gian của bạn để sáng tạo và 80% thời gian còn lại để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn ở các định dạng khác nhau trên nhiều kênh hơn để tiếp cận nhiều khán giả hơn.” Việc bạn sản xuất nội dung chất lượng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không ai biết đến website của bạn. Điều bạn cần làm ngay bây giờ là cho người khác biết bạn đang chia sẻ những nội dung hữu ích.

Ngoài việc tận dụng nguồn lực nội bộ để chia sẻ bài viết rộng rãi, bạn nên tích hợp các nút share lên mạng xã hội để người xem có thể dễ dàng chia sẻ nội dung đó với bạn bè của họ. Điều này cực kỳ hữu ích đối với kế hoạch SEO của bạn.

Quảng bá nội dung trên mạng xã hội (cre: Metricool)

Quảng bá nội dung trên mạng xã hội (cre: Metricool)

9. Theo dõi tiến trình SEO

Để thành công trong bất cứ kế hoạch nào, bạn cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, cũng như không ngừng cập nhật tình hình và cải tiến các nội dung đã được xác định từ trước để mang lại kết quả tốt hơn. Khi theo dõi tiến trình SEO, bạn có thể dựa vào các chỉ số sau:

– Kiểm tra thứ hạng từ khóa hàng tuần

– Lưu lượng truy cập tìm kiếm không phải trả tiền

– Thời gian trên trang

– Backlink

– Lượt truy cập trang mỗi phiên

– Tốc độ tải trang

– Tỷ lệ thoát trang

– Lượt like và share trên mạng xã hội

Việc cải thiện kết quả SEO sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, vì vậy bạn càng bắt đầu sớm thì bạn sẽ càng có lợi. Đừng ngại thay đổi vì thế giới SEO thay đổi theo từng ngày. Bạn ngừng lại có nghĩa là bạn sẽ lạc hậu hơn so với thị trường cũng như các đối thủ. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích giúp bạn đạt được thứ hạng tìm kiếm cao hơn trong năm 2021.

Và đừng quên truy cập blog Chin Media để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về SEO và digital marketing nhé!

SEO