7 xu hướng ngành F&B tại Việt Nam năm 2023
F&B là một thị trường phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây. Hiểu và nắm bắt được các xu hướng và tiềm năng phát triển ngành F&B tại Việt Nam là cách giúp các marketer đưa ra được những chiến dịch thành công. Tìm hiểu ngay vấn đề này thông qua bài viết của Chin Media nhé!
Tổng quan ngành F&B tại Việt Nam
Từ năm 2019, Việt Nam dần trở thành thị trường tiềm năng và năng động đối với ngành F&B (Food and beverage). Việt Nam giữ vị trí top 10 ở châu Á (theo IBM, 2019) tổng doanh thu bán lẻ của sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng phát triển ổn định từ năm 2019.
Tốc độ tăng trưởng vào năm 2020 và 2021 của ngành F&B có dấu hiệu chậm lại bởi đại dịch COVID-19.
Vào năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, tổng doanh thu ngành F&B tại Việt Nam vẫn đạt mức 975,867 tỷ VNĐ, tăng 3,8% so với cùng năm trước, đóng góp 15,8% vào GDP cả nước. Mức doanh thu cho thức ăn và đồ uống hiện nay đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong mức chi tiêu hằng tháng của người tiêu dùng (khoảng 35%).
Với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế, tổng doanh thu bán lẻ của dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng quay đầu tăng trưởng vào năm 2022. Đây là bước cơ bản của sở hồi phục ngành nước giải khát tại Việt Nam. Theo Mordor Intelligence (Tổ chức tư vấn và phân tích thị trường), ngành F&B tại Việt Nam sẽ mở rộng 8,65% mỗi năm từ năm 2021 tới năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép mỗi năm được ước tính là 4,98% trong giai đoạn 2021 – 2026. Các chuyên gia dự báo tăng quy mô thị trường sẽ đạt 678 tỷ USD với 17,.1 triệu người tiêu dùng trước năm 2025.
Theo World Bank (ngân hàng thế giới), thu nhập của người dân Việt Nam sẽ tăng trưởng theo mức GDP dự kiến sẽ tăng 5,5% so với ức 2,58% (năm 2021). Đây sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng. Theo số liệu thống kê của ngành F&B thông qua nền tảng thanh toán Payoo, trước quý 1 năm 2022, doanh thu của ngành tăng trưởng gấp 1,5 lần, tổng số giao dịch tăng 24% so với quý 4 năm 2021.
Mức đặt hàng của GoFood cho thấy đầu quý 1 năm 2022, số lượng order ngành F&B tại Việt Nam tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo Việt Nam, ngành F&B chiếm mức cao nhất trong mức chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm 35% mức tiêu dùng hằng tháng và 15% GDP quốc gia. Con số này được mong đợi phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, khoảng 17 hộ gia định ước tính sẽ đạt mục trung lưu ở Việt Nam trước năm 2030. Việt Nam được mong đợi trở thành thị trường thành thị lớn thứ 3 của mức tiêu dùng và lớn thứ 5 tổng mức chi tiêu trong khu vực Đông Nam Á.
Xu hướng ngành F&B tại Việt Nam 2023
Nhóm khách hàng trẻ và sung túc
Với 70% dân số dưới 35 tuổi và mức thu nhập ngày càng gia tăng, nhiều công ty được yêu cầu đưa ra các giải pháp sáng tạo phù hợp nhu cầu người tiêu dùng về sự tiện lợi, chất lượng và thức ăn độc đáo. Thế hệ trẻ trở thành trend-creator (những người tạo xu hướng) trong lĩnh vực thực phẩm.
Mặc dù thu nhập tương tối thấp, GenZ vẫn dành hầu hết tiền của mình vào ăn uống ở ngoài, với mức khoảng 900.000 đồng mỗi tháng (khoảng 40 USD). Với sự tò mò và khao khát cho những trải nghiệm mới, GenZ thường tìm sự mới lạ để khám phá như những món ăn nước ngoài. Điều này góp phần tăng trưởng những món ăn, đồ uống từ đa dạng nền văn hóa.
Đây cũng là thế hệ nhận thức được hành vi của họ có thể ảnh hưởng tới Trái Đất, vì vậy họ trở thành xu hướng của ngành hàng F&B ở Việt Nam ví dụ như tìm các nguồn hàng mang yếu tố nhân văn, đạo đức, bền vững với môi trường và thúc đẩy những sản phẩm local (địa phương).
Nhu cầu cao về thực phẩm Organic
Bắt đầu từ giai đoạn bùng phát của đại dịch, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình. Theo báo cáo của Việt Nam (2019), những sản phẩm xanh – sạch sẽ là thị trường mới cho những năm tiếp theo.
Xu hướng mới cho thấy những cơ hội cho những người trong ngành F&B tại Việt Nam và cả những người mới gia nhập. Họ có thể tận dụng cơ hội đối với thói quen ăn uống mới của người Việt – yêu thích đồ ăn vặt xanh và lành mạnh và phong cách ăn uống mới – ăn uống theo nhóm.
Mở rộng các cửa hàng tiện lợi
Sự phát triển của các cửa hàng tiện lợi local và nước ngoài cũng như một số kênh bán lẻ hiện đại đã tạo ra sự tiếp cận dễ dàng hơn cho doanh nghiệp để mang sản phẩm của họ ra thị trường địa phương. Ông Nguyễn Văn Quý, phó tổng giám đốc chuỗi cửa hàng Win Commerce ở Hồ Chí inh chia sẻ rằng công ty họ đã mở hơn 700 cửa hàng WinMArt+ mới và hơn 20 siêu thị và hypermarket (đại siêu thị) trong năm nay.
Ngoài ra việc mở rộng mạng lưới bán hàng hiện tại, các chuỗi bán lẻ này có thể bắt đầu cho 1 brand mới, Bend’s chuyên cung cấp các sản phẩm tiện lợi, chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Tương tự như SaiGon Co.op, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, đang vận hành các chuỗi Co.op Food, Co.opSmile, and Cheers, dự kiến mở thêm 80 – 100 điểm bán mới trước năm 2022, tập trung vào cửa hàng Co.op, cho thấy được sự phát triển hiệu quả của mô hình này.
Chuyển đổi kỹ thuật số đối với ngành bán lẻ
Đối mặt với phương án giãn cách xã hội nghiêm ngặt vào năm 2021, người tiêu dùng Vieyej đã có những sự lựa chọn đối với mua sắm online. Những dịch vụ ride-hailing (dịch vụ gọi xe) như Grab, GoJek, Bee & Baemin chuyển sang sang giao thực phẩm và bưu kiện. Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, và Sendo, cùng với các chuỗi siêu thị lớn như VinMart, BigC, và Lottemart, tất cả đều chuyển sang giao hàng tận nơi.
Sự thanh đổi về e-commerce đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi đối với các doanh nghiệp nhỏ trong ngành F&B tại Việt Nam, giảm đáng kể gánh nặng tài chính để duy trì các cửa hàng offline. Bên cạnh đó, theo như báo cáo của IMARC Group, quy mô thị trường giao hàng online của Việt Nam đạt mức 597.,1 triệu USD vào năm 2021. Thị trường được mong đợi đạt mức 1555,4 triệu USD, đây là sự tăng trưởng kép với mức 16,4% trong suốt giai đoạn 2022 – 2027.
Big Data và trí tuệ nhân tạo (AI)
Cũng giống như những ngành công nghiệp khác, trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo nên cơn sóng lớn cho ngành F&B trên toàn cầu. Càng ngày càng nhiều các tổ chức nhận ra tiềm năng của AI để đạt hiệu quả và lợi nhuận tốt hơn, giảm sự lãng phí và cung cấp giải pháp bảo vệ việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây là phần được biết tới với ngành công nghiệp 4.0, sự xuất hiện càng nhiều của công nghệ thông minh như AI trong ngành hàng truyền thống như ngành F&B tại Việt Nam.
Công nghệ được áp dụng vào phần F&B cho phép thay toán ngay lập tức, theo dõi nguồn và cá nhân hóa từ data được thu thập. Hằng, đối tác quản lý và co-founder của Eddie’s Diner, Shelley’s Comfort Food, Eddie’s Wok và GoDogm, ông ấy sử dụng hệ thống POS đơn giản, Cuk Cuk, với mức giá hợp lý.
Thuy Nguyễn, người đứng đầu vận hành tại Việt Nam co Saladstop!, chuỗi cung cấp thực phẩm lành mạnh lớn nhất ở châu Á, cô ấy chia sẻ họ đã tận dụng các ứng dụng Now, Grab, Baemin, Gojek và Capichi đề giao hàng và Savyu đã làm app khách hàng thân thiết.
Theo JunwooSon, CEO của Baemin Việt Nam, những nền tảng công nghệ hôm nay cho phép các doanh nghiệp F&B để tiếp cận với khách hàng tiềm năng, giảm chi phí cứng, khám phá nhiều cơ hội phát triển hơn.
Những vấn đề chỉ có ở ngành F&B tại Việt Nam
Hầu hết các công ty sản xuất trong ngành F&B thường yếu về năng lực tài chính. Vì vậy, họ thường đối mặt với các khủng hoảng kinh tế gây ra từ đại dịch COVID-19. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, giao thông và hệ thống chất vấn thường không được đầu tư và phát triển, do đó gia tăng chi phí quản lý và sản xuất.
Hơn 85% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho, phân phối và quản lý nguồn nhân lực trong thời điểm kinh tế đi xuống. Tuy nhiên, 94,7% doanh nghiệp nhận ra điểm yếu và thay đổi cơ cấu sản xuất của họ. Ngoài ra, 68,4% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và phân phối để tạo ra ưu thế và nâng cao trải nghiệm mua hàng của khách hàng trong suốt cuộc khủng hoảng.
Thị trường xuất khẩu bất ổn như các sự bất ổn định của rào cản về chính sách và chất lượng, Việt Nam không đạt được những yêu cầu của FTAs liên quan tới quá trình kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm. Trong ngành F&B tại Việt Nam, các công ty nước ngoài vào thị trường Việt không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh với sản phẩm nội địa mà còn là của các quốc gia khác.
Việt Nam thực sự là thị trường lớn sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như thịt heo, cafe, rau và trái cây. Việt Nam từng bước hội nhập tòa công với hoạt động ký kết hoàn loạt FTAs, kết quả cho thấy sản phẩm của các đối tác, đặc biệt là các đối tác châu Á, lên kệ hàng Việt Nam ngày càng nhiều.
Cơ hội ngành F&B cho nhà đầu tư nước ngoài
Thị trường F&B tại Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn toàn cầu. Bởi vì sự thay đổi hành vi người dùng, di động hơn, sung túc hơn và đô thị hóa, Việt Nam được mong đợi trở thành top 3 quốc gia châu Á trong việc phát triển thức ăn và thức uống. Việt Nam đang đặc biệt thu hút vốn từ Hàn Quốc. Trong 20 tháng của năm nay, Việt Nam có nhiều dự án đầu từ Đức, Singapore và Thái Lan.
Với sự chuyển đổi kỹ thuật số cho việc trải nghiệm ăn uống, an toàn và bảo vệ, nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao tăng cao, những thị trường mới tiềm năng cho nhân tố mới. Hiểu biết sâu sắc về xu hướng và tư duy đổi mới, bền vững đối với ngành F&B có thể mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư vào thị trường F&B tại Việt Nam. Quan trọng nhất, những nhà đầu tư nên nhìn thấy thời đại và nắm bắt cơ hội để gặt hái được kết quả mong muốn.
Các công ty trong ngành F&B tại Việt Nam cũng đã thận trọng hơn với nguồn gốc nguyên liệu cho đến quá trình chế biến và đóng gói sản phẩm. Thị trường F&B Việt Nam có thể vẫn đặt ra những thách thức cho nhà đầu tư. Các doanh nghiệp cần cân bằng chiến lược giá cả cạnh tranh trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm – đây là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn chi tiết đối với ngành F&B tại Việt Nam trong năm 2023. Với sự tiềm năng và phát triển nhanh chóng, ngành F&B đang dẫn đầu về nhiều xu hướng cũng như đối mặt với nhiều thách thức. Tìm đọc thêm những bài viết thú vị tại website Chin Media bạn nhé!