CÁCH THỰC HIỆN SEO ANALYTICS ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THỨ HẠNG CAO TRÊN SERP TRONG NĂM 2021

Về cơ bản, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình thực hiện các thay đổi đối với trang Web để giúp cho Website được hiển thị nhiều hơn và cải thiện xếp hạng với các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, cải thiện SEO không phải là một quá trình chỉ bắt đầu mà không có chiến lược.

Trong bài viết này, Chin Media sẽ hướng dẫn 10 bước thực hiện SEO Analytics để đạt được thứ hạng cao trên SERP.

Bước 1. Kiểm tra khả năng hiển thị trên Google

Làm thế nào để trang web của bạn xếp hạng cao trên Google? Vị trí trung bình trong SERP là gì?

Khi bắt đầu phân tích SEO, điều quan trọng là bạn phải bắt đầu từ cái nhìn toàn cảnh. Vì vậy, hãy xác định có bao nhiêu trang trong Website của bạn đã được xếp hạng trong công cụ tìm kiếm và hiểu rõ hơn về khả năng hiển thị trang Web tổng thể trên Google.

Kiểm tra khả năng hiển thị trên Google chính là bước đầu tiên trong quy trình phân tích SEO Website (Ảnh: furlongseomarketing.com)

Kiểm tra khả năng hiển thị trên Google chính là bước đầu tiên trong quy trình phân tích SEO Website (Ảnh: furlongseomarketing.com)

Bước 2. Kiểm tra URL và Meta Description

Để tối ưu hóa URL, bạn nên rút ngắn URL xuống còn khoảng 4-5 từ mô tả nội dung trên trang. Ví dụ: Đối với bài viết có tiêu đề: “Cách sử dụng Google Site Search để thu thập thông tin trên trang Web”, bạn có thể tạo URL đơn giản như sau: “cach-thu-thap-thong-tin-website”

Nếu URL quá dài hoặc không liên quan, bạn có thể chọn tối ưu hóa và chỉnh sửa để các bot của công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn những nội dung trên trang. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến liên kết của URL cũ.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến Meta Description. Nội dung này nên bao gồm các từ khóa chính, từ khóa phụ và tóm tắt đúng nội dung được hiển thị trên trang.

Ví dụ về Meta Description (Ảnh: reliablesoft.net)

Ví dụ về Meta Description (Ảnh: reliablesoft.net)

Bước 3. Phân tích Title và Heading

Title (Tiêu đề) cần đảm bảo khả năng thu hút sự chú ý và khuyến khích người dùng nhấp vào bài viết. Trong cả Title và Heading, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các từ khóa SEO thích hợp nhất cho trang của mình.

Bên cạnh đó, bạn cần nhớ rằng: những từ khóa có lượng tìm kiếm (Volume) cao có thể gặp phải tình trạng khó xếp hạng. Vì vậy, hãy cố gắng tìm một từ khóa đuôi dài ít cạnh tranh hơn một chút, điều này sẽ cải thiện cơ hội hiển thị trên trang đầu tiên của SERP cho Website của bạn.

Bước 4. Đánh giá Incoming Link

Inbound Link, hay còn được gọi là Incoming Link hoặc backlink, là các liên kết đến trang Web đã được hyperlink trên một trang khác. Backlink có thể hoạt động như một chỉ báo cho các công cụ tìm kiếm rằng trang Web của bạn là một nguồn đáng tin cậy, vì vậy, chúng thực sự có thể tác động đến xếp hạng SEO tốt hơn.

Cần đánh giá Inbound Link và loại bỏ những liên kết không đáng tin cậy (Ảnh: seoptimer.com)

Cần đánh giá Inbound Link và loại bỏ những liên kết không đáng tin cậy (Ảnh: seoptimer.com)

Phân tích các liên kết đến trang Web một cách cụ thể có thể giúp bạn nhận biết ai đang liên kết với doanh nghiệp của mình. Đồng thời, cũng tạo cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về những nhiệm vụ cần thiết nhằm mục đích cải thiện thứ hạng Google của Website.

Bước 5. Phân tích điểm Spam

Điểm Spam có thể tăng lên nếu bạn có quá nhiều liên kết đến từ các trang Web không uy tín. Do đó, khi phân tích các liên kết đến Website, hãy cố gắng loại bỏ mọi liên kết đến từ những nguồn không có độ xác thực cao.

Để xóa bỏ những Backlink không uy tín này, bạn có thể liên hệ với quản trị viên và yêu cầu họ xóa liên kết khỏi trang, hoặc có thể bỏ qua bước này để từ chối liên kết.

Bước 6. Kiểm tra Internal Link

Internal Link là một yếu tố liên quan đến việc thêm liên kết đến các trang khác trên trang Web, giúp khách truy cập điều hướng đến nhiều trang khác nhau.

Internal Link là một chiến thuật SEO khá tốt hiện nay, có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng trong công cụ tìm kiếm. Thêm vào đó, Internal Link cũng có thể cải thiện trải nghiệm người dùng hiệu quả hơn.

Internal Link đóng vai trò quan trọng đối với một Website (Ảnh: authorityhacker.com)

Internal Link đóng vai trò quan trọng đối với một Website (Ảnh: authorityhacker.com)

Bước 7. Kiểm tra các liên kết bị hỏng

Các liên kết bị hỏng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và có thể tác động tiêu cực đến SEO, vì vậy, hãy chú ý đến bất kỳ liên kết hỏng nào còn tồn tại trên trang Web của bạn. Để sửa các liên kết bị hỏng, bạn cần đảm bảo mình đã viết đúng chính tả hoặc có thể hoàn thành chuyển hướng 301 đến một URL khác có liên quan.

Bước 8. Phân tích Content trên trang Web

Content (Nội dung) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện SEO cho Website. Vì vậy, bạn nên kiểm tra nội dung thật cẩn thận, có thể xóa chỉ mục hoặc xóa nội dung đó nếu cần. Ngoài ra, hãy đảm bảo về chất lượng của content (cung cấp các thông tin cần thiết, phù hợp với giá trị của thương hiệu, cách diễn đạt dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả…)

Bước 9. Kiểm tra hình ảnh

Vì lý do các bot của công cụ tìm kiếm không thể thu thập thông tin hình ảnh, nên bạn cần phải tối ưu hóa hình ảnh của mình bằng những đoạn alt text thích hợp để mô tả hình thức và chức năng của hình ảnh đó.

Công cụ ImageOptim giúp tối ưu hóa hình ảnh hiệu quả (Ảnh: greengeeks.com)

Công cụ ImageOptim giúp tối ưu hóa hình ảnh hiệu quả (Ảnh: greengeeks.com)

Một mẹo tối ưu hóa hình ảnh khác mà bạn có thể thử nghiệm chính là sử dụng công cụ thích hợp (Ví dụ: ImageOptim) để nén hình ảnh nhằm giảm kích thước của chúng, điều này có thể giúp cải thiện tốc độ tải trang rất hiệu quả.

Bước 10. Kiểm tra tốc độ tải trang

Tốc độ trang là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến SEO của trang Web và trải nghiệm người dùng tổng thể. Chình vì vậy, bạn nên quan tâm đến việc phân tích tốc độ tải trang một cách nhất quán để đảm bảo Website của mình vẫn nhanh chóng và hiệu quả.

Để kiểm tra tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed ​​Insights của Google.

Phân tích SEO là một quá trình rất quan trọng đối với thành công lâu dài của doanh nghiệp. Khi sở hữu các công cụ phù hợp và phát triển một chiến lược để tiến hành phân tích, chắc chắn rằng bạn đang bước đi trên con đường đường cải thiện thứ hạng thật vững chắc của mình.

Tham khảo thêm các bài viết khác từ Blog Chin Media để thu thập thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Google Marketing