Phương pháp tối ưu hóa 1 chiến dịch Content Marketing để tạo khách hàng tiềm năng

Hiện nay, sự lớn mạnh của Digital Marketing đã phát triển vượt xa hơn cả việc xuất bản các bài đăng Content Marketing thông thường và hiển thị bài viết thông qua các kênh thuộc sở hữu của thương hiệu. Chúng ta đang sống trong thời đại mà người dùng luôn thay đổi đa dạng nhu cầu và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc gây ấn tượng với khách hàng.

Ngày nay, hầu hết các thương hiệu đều xây dựng nhiều nội dung sáng tạo, có chiều sâu và sở hữu khả năng tương tác cao. Mặt khác, các thương hiệu còn đầu tư vào việc tạo Video và thiết kế đồ họa hấp dẫn.

Mặc dù chất lượng nội dung là yếu tố cơ bản, nhưng chiến lược Content Marketing của bạn sẽ không có bất kỳ tác động nào đến lợi nhuận của công ty nếu như không được tối ưu hóa để thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp tối ưu hóa Content nhằm thu hút người dùng hiệu quả hơn.

Bước 1: Tối ưu hóa hành trình của khách hàng

Đối với Content Creator, nghiên cứu từ khóa là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để có thể thích ứng được với những sự thay đổi mới, thay vì nhắm mục tiêu vào từ khóa, bạn cũng nên nhắm mục tiêu vào trải nghiệm của khách hàng.

Không chỉ chú trọng vào từ khóa, Marketer cũng cần phải chú ý đến Customer Journey (Ảnh: hypeinsight.com)

Không chỉ chú trọng vào từ khóa, Marketer cũng cần phải chú ý đến Customer Journey (Ảnh: hypeinsight.com)

Đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm chính là mục đích của người dùng, tức là họ hy vọng sẽ nhận lại được những lợi ích nào đó khi thấy kết quả tìm kiếm. Mặt khác, ý định mua hàng là phép đo khả năng một cá nhân cụ thể sẽ mua hàng hóa hoặc dịch vụ vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Đây là một thống kê cực kỳ mạnh mẽ, cho phép bạn nhắm mục tiêu những người đã có mặt trên thị trường.

Khi hành trình mua hàng ngày càng trở nên phức tạp và khó đoán, bạn có thể áp dụng một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, đối với mọi loại Content, bạn cần phải xác định:

  1. Những từ khóa (và câu hỏi) mà người đọc mục tiêu có khả năng nhập vào ô tìm kiếm.
  2. Điều gì đã thúc đẩy mọi người tìm kiếm những truy vấn cụ thể đó. Ví dụ: Người dùng có đang thực hiện dự án nào hay không? Họ có đang trong quá trình quyết định sẽ mua sản phẩm nào đó không?,…
  3. Tạo nội dung phục vụ đối tượng mục tiêu theo cách tốt nhất có thể. Cung cấp những nội dung hướng dẫn và bản tải xuống phù hợp với tất cả các tình huống có thể xảy ra nhằm đưa mọi người đến trang Web của bạn.

Đây là phương pháp tạo nội dung Content Marketing hữu ích và hấp dẫn nhất: cung cấp cho khách truy cập trang web của mình chính xác những gì họ đang tìm kiếm.

Tìm kiếm của Google có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin cần thiết liên quan đến những hành trình của khách hàng. Ví dụ: Nếu gõ vào ô tìm kiếm cụm từ “Brand kit”, bạn sẽ thấy Google đề xuất những kết quả như: template, mockup và tệp psd…

Những đề xuất của Google khi nhập kết quả tìm kiếm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định từ khóa (Ảnh: digitalmarketer.com)

Những đề xuất của Google khi nhập kết quả tìm kiếm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định từ khóa (Ảnh: digitalmarketer.com)

Ngoài ra, Content Creator cũng nên sử dụng một công cụ nghiên cứu ngữ nghĩa có tên là Text Optimizer nhằm xác định các góc độ và sáng tạo thêm nhiều nội dung hữu ích khác. Phân tích ngữ nghĩa chắc chắn không phải là một khái niệm mới, nhưng trên thực tế, có quá nhiều thương hiệu vẫn không triển khai nhiệm vụ này.

Text Optimizer là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các Content Creator (Ảnh: digitalmarketer.com)

Text Optimizer là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các Content Creator (Ảnh: digitalmarketer.com)

Text Optimizer có khả năng phân tích kết quả tìm kiếm cho bất kỳ truy vấn nào và trích xuất các khái niệm liên quan nhằm cung cấp ý tưởng tốt hơn về cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Càng triển khai nhiều đề xuất trong nội dung, thì việc tối ưu hóa nội dung với các hành trình duyệt Web khác nhau càng trở nên dễ dàng hơn.

Bước 2: Kết nối Opt-in Form với nền tảng quản lý quan hệ khách hàng

Hầu hết các trang Web đều đang sử dụng Opt-in Form để thúc đẩy hành động đăng ký vào danh sách Email. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, chiến thuật này đang trở nên lỗi thời.

Thứ nhất, người dùng đang ngày càng có xu hướng cân nhắc việc chia sẻ địa chỉ Email cá nhân của mình cho một trang Web nào đó. Thứ hai, hộp thư đến Email của các doanh nghiệp hầu như đều rất lộn xộn và khó quản lý. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải phải suy nghĩ lại về quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể thử nghiệm 2 phương pháp sau đây:

  1. Kết nối biểu mẫu chọn tham gia với nền tảng quản lý quan hệ khách hàng. Nền tảng CRM sẽ giúp bạn quản lý hệ thống các thông tin liên hệ và phát triển một chiến lược toàn diện hơn để tiếp cận khách hàng. Bạn có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, ghi lại chi tiết tất cả các tương tác của mình và xác định những cách tốt nhất để chuyển đổi người đọc thành người mua.
  2. Sử dụng Facebook Remarketing để có thể tiếp cận người đọc nội dung của bạn bằng các quảng cáo được cá nhân hóa thông qua nền tảng này. Cách này sẽ cho phép các doanh nghiệp và thương hiệu tương tác với những người đã chọn không đăng ký vào danh sách của họ.

Cả 2 phương pháp này đều không yêu cầu bất kỳ kỹ năng hay kỹ thuật đặc biệt nào để thực hiện, nhưng vẫn đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội Cross-Channel Marketing và thu hút sự chú ý của người đọc nội dung trên Web.

Bước 3: Theo dõi và đánh giá lại kênh chuyển đổi

Ở công đoạn cuối cùng, hãy thay đổi cách bạn đánh giá hiệu quả nội dung của mình. Nhiệm vụ này sẽ giúp bạn xác định rõ những bài viết hoạt động tốt nhất và phù hợp với hành trình của khách hàng.

Google Analytics là lựa chọn tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng Finteza, nền tảng cung cấp tùy chọn “Funnels” cho phép bạn xác định rõ những trang nào có khả năng chuyển đổi người dùng Web trở thành khách hàng tiềm năng và người mua.

Finteza cung cấp quy trình tạo kênh rất dễ dàng và nhanh chóng: Chỉ cần chọn URL bài viết và lựa chọn bất kỳ số lượng hành động (Ví dụ: nhấp chuột, điền biểu mẫu…) mà bạn muốn người đọc bài viết của mình sẽ thực hiện. Finteza sẽ hiển thị số lượng người dùng tiếp tục tương tác với trang Web của bạn theo kế hoạch mà bạn đã quyết định.

Finteza mang đến khả năng phân tích kết quả dữ liệu đa dạng (Ảnh: c.mql5.com)

Finteza mang đến khả năng phân tích kết quả dữ liệu đa dạng (Ảnh: c.mql5.com)

Ngoài ra, bạn cũng có thể chia nhỏ dữ liệu của mình để xem thông tin chi tiết hơn. Ví dụ: Bạn có thể đánh giá cách người dùng di động đang chuyển đổi trên trang đó, hoặc có thể thu hẹp xuống bất kỳ kiểu thiết bị di động cụ thể nào. Điều này rất hữu ích trong việc phát triển tính cách khách hàng và điều chỉnh các yếu tố trang Web nhằm thu hút người dùng tốt hơn.

Các doanh nghiệp nên đưa đánh giá này vào quy trình kiểm tra trang Web hàng tháng để đảm bảo việc đánh giá hiệu quả luôn được thực hiện một cách thường xuyên. Bằng cách này, nội dung và chiến lược SEO của bạn sẽ được tích hợp nhanh chóng và tạo ra hiệu quả cao hơn.

Chiến lược Content Marketing hiện đại luôn biến đổi và phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau để đảm bảo nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn nên update thông tin thường xuyên, cải tiến chiến lược SEO và Content Marketing của mình để đạt được sự thành công nhất định.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại Blog Chin Media để nắm bắt nhiều thông tin và phương pháp triển khai chiến dịch hiệu quả hơn nhé!

Digital Marketing