Performance marketing: định nghĩa và những điều cần biết năm 2022

Performance marketing là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến và bất kỳ marketer nào cũng phải biết. Nói đến thuật ngữ này sẽ có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, với những người mới bắt đầu tiếp cận với marketing sẽ rất dễ bị rối khi có nhiều thông tin được đăng tải. Hãy cùng Chin Media giải mã thuật ngữ này một cách đơn giản và chi tiết qua bài viết.

                                                                       Khái quát về Performance Marketing

Khái quát về Performance Marketing

Performance là gì?

Performance là một thuật ngữ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Thuật ngữ này có thể hiểu là cách thức thực hiện, thi hành hợp đồng, thành tích đạt được, hiệu suất, tính năng máy móc, tình trạng tiêu thụ hàng hóa,…

Tuy nhiên, performance thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực marketing. Thuật ngữ này khi gắn với marketing được hiểu là toàn bộ quá trình, phương thức doanh nghiệp triển khai hoạt động marketing có hiệu quả.

Performance marketing là gì?

Performance marketing (Tiếp thị hiệu suất) là thuật ngữ chỉ các chiến dịch trực tuyến, trong đó doanh nghiệp trả tiền cho các công ty tiếp thị hoặc nền tảng quảng cáo cho các kết quả đạt được, chẳng hạn như nhấp chuột (click) hoặc chuyển đổi (conversion).

Khác với tiếp thị truyền thống (traditional marketing) và hay tiếp thị không trả phí (organic marketing), performance marketing được sử dụng để thúc đẩy hành động, theo dõi và đo lường những hành động đó. Tất cả đồng thời phân bổ ROI (Return on Investment – tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí) của từng nội dung, chiến dịch hoặc hoạt động.

Nếu các tập đoàn lớn chi rất mạnh tay cho việc xây dựng thương hiệu trên thị trường thì các doanh nghiệp cần tập trung vào lợi nhuận cuối cùng. Điều này giúp họ đạt được mức lợi nhuận cần thiết để duy trì hoạt động.

Performance marketing đặt quyền lực trở lại trong tay của  nhà quảng cáo (advertisers). Advertisers có thể xác định hành động, thanh toán khi hành động đó đã được hoàn thành như bán hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng, tỷ lệ nhấp chuột,…

Cách Performance marketing hoạt động

                                                                   Cách performance marketing hoạt động

Cách performance marketing hoạt động

Có bốn nhóm tham gia vào sự thành công của các chiến dịch performance marketing. Những nhóm này không hoạt động riêng lẻ mà cùng nhau tạo nên kết quả cuối cùng.

Retailers or Merchants (Nhà bán lẻ hoặc Người bán)

Nhà bán lẻ hay người bán còn được xem là những nhà quảng cáo (advertisers). Đó có thể là thương hiệu hoặc công ty cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ.

Những nhà quảng cáo muốn quảng bá dịch vụ của mình để hoàn thành các mục tiêu marketing cụ thể. Nó có thể là tăng tỷ lệ mua hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng,… thông qua sự trợ giúp của các đối tác liên kết (affiliate partners).

Thông qua performance marketing các công ty sẽ tăng lợi nhuận ở lĩnh vực kinh doanh của mình dù là ngành thời trang, thực phẩm và đồ uống, sức khỏe và sắc đẹp,…

Publishers or Affiliates (Nhà xuất bản hoặc đối tác liên kết)

Publishers or Affiliates là để cập đến đơn vị sở hữu và vận hành các kênh truyền thông như website, blog hoặc tài khoản mạng xã hội (social media accounts), quảng cáo quảng cáo kỹ thuật số (digital ads). Các đơn vị này sẽ sử dụng các chiến lược khác nhau để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của họ nhằm hoàn thành mục tiêu của họ trên các nền tảng này.

=> Tham khảo bài viết: 7 lỗi Affiliate Marketing phổ biến nên tránh

Networks and Platforms (Mạng và nền tảng)

Platforms (nền tảng) của bên thứ ba hoặc affiliate networks (mạng liên kết) kết nối thương hiệu và nhà xuất bản đồng thời cung cấp điểm đến duy nhất cho các tài nguyên và công cụ. Đó có thể là banners, text links (liên kết văn bản), theo dõi hiệu suất chiến dịch, quản lý thanh toán. Đây là nhóm hướng đến giữ cả người bán và đơn vị liên kết trên một trang khi theo dõi khách hàng tiềm năng, nhấp chuột, chuyển đổi và các chỉ số hiệu suất chính khác (KPI – key performance indicators).

Outsourced Program Managers – OPMs (Quản lý chương trình bên ngoài)

Nhóm này chỉ các công ty cung cấp dịch vị performance marketing cho các doanh nghiệp không có nguồn lực, được gọi chung là các agencies. OPM giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược tiếp thị (marketing strategy), quản lý việc tuyển dụng nhà xuất bản, thiết kế chiến dịch (campaign design) và tuân thủ các quy định để đảm bảo rằng mỗi chiến dịch được vận hành trơn tru..

Các agencies này có thể tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch để có kết quả tối đa thông qua các phương pháp tốt nhất về tiếp thị trực tuyến (online marketing). Đó có thể là như tối ưu hóa trang đích (landing page optimization), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO), tiếp thị nội dung (content marketing),…

Performance marketing và loại hình thanh toán

                                                                      Performance Marketing và loại hình thanh toán

Performance Marketing và loại hình thanh toán

Yếu tố xác định performance marketing là ROI. Mọi hoạt động đều được đo lường, báo cáo và phân tích dựa trên KPI được định trước. Dựa trên số thực tế và KPI người ta xác định được rằng hiệu suất đang có xu hướng như thế nào, có đạt chỉ tiêu hay không.

ROI có thể đo lường là chìa khóa để digital marketing thành công. Doanh nghiệp cần theo dõi nó thường xuyên thông qua nhiều công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên khi bắt đầu hãy cho chiến dịch có thời gian để thu thập dữ liệu. Càng thu được nhiều dữ liệu, công ty càng thuận tiện trong phân tích và đưa ra các giải pháp tối ưu. ông cụ nào bạn chọn, hãy cho các chiến dịch của bạn thời gian để thu thập dữ liệu.

Sự thành công hay không của những chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào performance marketing. cũng chưa được nhiều tương tác. Bạn càng có nhiều dữ liệu, thông tin chi tiết của bạn càng sâu và bạn càng có thể tối ưu hóa một cách chính xác và hiệu quả.

Dưới đây là một số chỉ số được sử dụng trong performance marketing:

Cost Per Mille – CPM

Cost Per Mille hay Cost Per Thousand là chi phí mà nhà quảng cáo chi trả cho 1000 lượt hiển thị của digital ads. Nói cách khác, đó là giá cho mỗi 1000 lần một quảng cáo được hiển thị cho người xem.

CPM không đo lường một hành động được thực hiện bởi người xem, nó chỉ xác định giá hiển thị quảng cáo. Một số performance marketers đang tập trung ít hơn vào CPM và thay vào đó là tập trung vào các chỉ số có ý nghĩa cụ thể, dựa trên hành động như Cost Per Click chẳng hạn.

Cost Per Click – CPC

Cost Per Click biểu thị cho chi phí phải trả cho mỗi lần nhấp chuột (click) của người xem vào quảng cáo. CPC là một chỉ báo về mức độ tương tác tốt hơn CPM, bởi vì người xem đã thực hiện một hành động và thực sự nhấp vào quảng cáo.

CPC cao hơn thường có nghĩa là giá trị của chuyển đổi cao hơn. Chẳng hạn, trong lĩnh vực bất động sản khi set ads có thể CPC cao hơn, hướng đến nhóm đối hàng mục tiêu nhỏ hơn và có tỷ lệ chuyển đổi cao. CPC cao nhưng đồng thời lợi nhuận thu về cũng sẽ cao hơn.

Cost Per Action – CPA

CPA đo lường hiệu suất chiến dịch theo một hành động cụ thể mà bạn muốn đối tượng mục tiêu thực hiện. Hành động đó có thể là tải xuống, đăng ký tài khoản hoặc đăng ký kênh, mua hàng,…Trong performance marketing, hành động mà khách hàng tiềm năng thực hiện được coi là kết quả hữu hình và có thể đo lường quan trọng nhất, vì vậy CPA cũng là một trong những số liệu quan trọng và phổ biến nhất.

LTV

Chỉ số này tập trung vào giá trị lâu dài (Lifetime Value) được dự đoán của một khách hàng cá nhân trong toàn bộ mối quan hệ của họ với thương hiệu hoặc công ty. LTV ước tính chi tiêu dự kiến của khách hàng có được dựa trên hoạt động đang diễn ra của họ, sử dụng các phương pháp nâng cao như phân tích dự đoán.

Nhờ khả năng đo lường ngày càng tinh vi, LTV đang nhanh chóng trở thành một số liệu phổ biến, vì nó giúp các nhà tiếp thị lập kế hoạch chiến lược tổng thể của họ hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng ROI.

Performance marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong marketing và các marketers cần nắm rõ các chỉ số cũng như cách thức hoạt động để tối ưu hiệu quả chiến dịch. Hy vọng rằng bài viết của Chin Media đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, đặc biệt là với những người mới bắt đầu với lĩnh vực marketing.

Performance Marketing