4 cách thực hiện digital transformation trong marketing

Digital transformation đã trở thành một chiến lược quan trọng để các tổ chức tồn tại và phát triển. Trong bài viết này, Cùng Chin Media khám phá khái niệm, sự cần thiết và cách thực hiện digital transformation trong marketing dành cho doanh nghiệp.

Digital transformation là gì?

Digital transformation (Chuyển đổi số) là sự tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi cơ bản đối với cách thức hoạt động và mang lại giá trị của doanh nghiệp đến khách hàng.
Cụ thể, một công ty trải qua quá trình digital transformation khi nó bắt đầu có mặt trên mạng xã hội, khi mở cửa hàng trực tuyến để bán sản phẩm của mình hoặc khi triển khai các công nghệ kỹ thuật số cho quản lý nội bộ.

Sự cần thiết của digital transformation

Sự xâm nhập kỹ thuật số là một sự cần thiết do thời đại số mang lại. Đa phần khách hàng đang tiếp cận và dần hoạt động trong thế giới kỹ thuật số. Do đó, khả năng tiếp cận với khách hàng là rất lớn trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, thời đại số đã mang đến nhiều công nghệ giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn trong mọi khía cạnh. Điều này làm cho công việc của doanh nghiệp trở nên hiệu quả, có tổ chức và đơn giản hơn.
Cụ thể, khi các công ty sử dụng ứng dụng di động cho quản lý nội bộ. Với những ứng dụng này, sẽ có sự kiểm soát và tổ chức tốt hơn trong việc bán hàng, quản lý nhân sự, quản lý kho,…

digital transformation
Sự cần thiết của digital transformation

Thực trạng digital transformation in vietnam

Ở Việt Nam, digital transformation đã xuất hiện được một thời gian và đang là một trong những xu hướng được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Chính phủ và chính quyền các cấp đã có những chính sách nhằm ủng hộ và hỗ trợ tối đa cho chuyển đổi số tại Việt Nam.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam không được triển khai đồng đều. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn còn e ngại trong việc thực hiện chuyển đổi số.
Theo báo cáo của Cisco, ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với một số thách thức trong quá trình chuyển đổi số, bao gồm thiếu nền tảng công nghệ thông tin chất lượng (16,7%), thiếu kỹ năng và nhân lực (17%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang bắt đầu đầu tư vào an ninh mạng (12,7%), công nghệ đám mây (18%), nâng cấp phần mềm và phần cứng để thực hiện chuyển đổi số (10,7%). (Cisco,2021)

Cách thực hiện digital transformation trong marketing

Inbound Marketing

Inbound marketing là các chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng một cách tự nhiên. Thay vì đưa ra quảng cáo cho khách hàng, như trong outbound marketing, các chiến lược inbound marketing nhằm mục đích để người dùng tìm thấy chúng ta dựa trên ý định tìm kiếm của họ.
Trong inbound marketing, khách hàng là những người tìm kiếm thương hiệu của bạn thông qua nội dung liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Đó là lý do tại sao content marketing rất quan trọng trong inbound marketing. Ý tưởng là cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng để họ có thể tìm thấy chúng ta thông qua ý định tìm kiếm.
Để đạt được điều này, thương hiệu của bạn cần có trang web với nội dung hữu ích và được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Việc cung cấp nội dung hữu ích trên mạng xã hội cũng sẽ giúp chúng ta thu hút thêm khách hàng và tăng số lượng khách hàng tiềm năng.

digital transformation
Thương hiệu Đậu HOMEMADE chia sẻ kiến thức về cua, từ đó liên kết đến sản phẩm họ đang phục vụ

Outbound Marketing

Outbound marketing là mô hình marketing truyền thống. Thương hiệu quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm mục đích tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể. Đây cũng là một chiến lược được sử dụng trong digital transformation.
Inbound marketing chỉ tiếp cận người dùng quan tâm đến sản phẩm. Trong khi đó, outbound marketing cung cấp sản phẩm cho bất kỳ ai mà không quan tâm đến sở thích của họ.
Trong outbound marketing, thương hiệu của bạn là người tìm kiếm khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm của mình cho càng nhiều người biết càng tốt.
Facebook Ads, Google Adwords, YouTube Ads và các công cụ tương tự khác là một phần của chiến lược outbound marketing.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (AI) là bất kỳ thuật toán nào có khả năng mô phỏng hành vi con người. Trợ lý giọng nói như Siri hoặc Alexa; mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram hoặc thậm chí công cụ tìm kiếm của Google đều sử dụng trí tuệ nhân tạo. Chúng là những công cụ tuyệt vời khi thực hiện các chiến dịch hiệu quả hơn.
Nhờ vậy, trí tuệ nhân tạo hiểu rõ hành vi của người dùng trên đa phương tiện. Và nó cung cấp cho chúng ta thông tin hữu ích cho digital marketing. Học máy (machine learning) và học sâu (deep learning) là những ví dụ tốt về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện quy trình bán hàng.
Content marketing cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, nghiên cứu từ khóa lấy từ trí tuệ nhân tạo của Google. Trí tuệ nhân tạo này cung cấp cho chúng ta các từ khóa trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và cho biết người dùng của bạn có thể tìm thấy thương hiệu như thế nào.

CRM

CRM là một công cụ cho phép chúng ta tự động hóa việc quản lý thông tin khách hàng.
Với CRM, chúng ta có thể kiểm soát hơn hành vi và tương tác của khách hàng với doanh nghiệp của mình.
CRM cho phép chúng ta quản lý thông tin về tất cả khách hàng một cách đồng loạt. Ngoài ra, tất cả thành viên trong team marketing của bạn có thể dễ dàng truy cập vào thông tin này để sử dụng trong quá trình phân tích và thực hiện chiến dịch marketing.

Social Selling

Social Selling là việc bán hàng thông qua mạng xã hội. Mạng xã hội có tiềm năng lớn trong việc bán hàng khi hàng ngàn người trên thế giới sử dụng mạng xã hội.
Mạng xã hội cho phép chúng ta xây dựng thương hiệu, tạo ra khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã kết hợp bán hàng thông qua các nền tảng như: TikTok Shop, Fanpage Facebook, Instagram,…

digital transformation
TikTok Shop là một gian hàng thương mại điện tử được tích hợp trên nền tảng TikTok.

Tổng kết

Digital transformation không chỉ là lựa chọn mà còn là một yếu tố cần thiết để doanh nghiệp đạt được sự phát triển và tồn tại trong thời đại kỹ thuật số. Bằng cách áp dụng công nghệ số, tập trung vào khách hàng và xây dựng một văn hóa đổi mới, các tổ chức có thể khai thác tiềm năng to lớn của digital transformation.
Hy vọng nội dung bài viết trên đã giải đáp cho bạn một số thông tin về digital transformation. Truy cập vào Chin Media để cập nhật những thông tin, kiến thức về marketing hấp dẫn nhất nhé!

Digital Marketing