KOL và KOC là gì? Phân biệt KOC và KOL trong Marketing

Trong thời đại internet và thương mại điện tử phát triển, việc sử dụng các nhân vật có sức ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ là một chiến lược marketing hiệu quả. Tuy nhiên, có hai thuật ngữ về người có sức ảnh hưởng khác nhau là KOL và KOC? Vậy KOL và KOC là gì? Sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì? Tham khảo bài viết để có câu trả lời.

KOL và KOC là gì?

KOL là viết tắt của Key Opinion Leader, có nghĩa là những người nổi tiếng có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, được mọi người tin tưởng và ủng hộ. KOL có thể là ca sĩ, diễn viên, người mẫu, blogger, vlogger… Các KOL thường được các doanh nghiệp thuê để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của họ cho cộng đồng người theo dõi.
KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer, có nghĩa là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Các KOC không nhất thiết phải là người nổi tiếng, họ chỉ cần là những người đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét trung thực về chúng. Các KOC giống như một nguồn thông tin tham khảo cho người tiêu dùng khác khi muốn mua hàng.

Phân biệt KOL và KOC

Phân biệt KOL và KOC.
Phân biệt KOL và KOC.

Có nhiều điểm khác biệt giữa KOL và KOC vậy nên chúng ta sẽ phân tích sự khác biệt của hai khái niệm này dựa trên một số tiêu chí cụ thể dưới đây:

Số lượng người theo dõi

KOL sẽ có lượt theo dõi lớn hơn KOC.
KOL sẽ có lượt theo dõi lớn hơn KOC.

KOL thường có số lượng người theo dõi từ lớn đến rất lớn, từ vài nghìn đến hàng triệu. Dựa vào số lượng follower, KOL được chia thành 5 loại từ nano KOL với 1000 – 5000 người theo dõi cho đến Celebrity có tới hàng triệu followers. Còn với KOC, họ chỉ đơn giản là người tiêu dùng bình thường nên họ sẽ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động bán hàng hay dịch vụ khách hàng như: Review sản phẩm, tăng độ tin cậy, thu hút khách hàng,… Do đó, số lượng người theo dõi của KOC không quá quan trọng, nhưng đều là những người theo dõi trung thành.

Loại hình hợp tác

Các KOL thường được các doanh nghiệp chủ động tìm đến và thuê họ với hợp đồng để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ. Với các KOC thường là người chủ động tìm kiếm, mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, rồi đưa ra những đánh giá về chúng. Các KOC có thể nhận hoa hồng từ số lượng đơn hàng bán ra thông qua sự tiếp thị của họ.

Mức độ phổ biến

Giữa KOL và KOC cũng có sự khác biệt về mức độ phổ biến. Cụ thể, với lượng người theo dõi lớn của mình, các KOL sẽ chịu trách nhiệm quảng bá cho các dịch vụ, sản phẩm ở quy mô lớn. Chính vì vậy KOL sẽ thích hợp hơn cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu tăng nhanh độ phủ sóng của thương hiệu.

Còn với KOC, bản chất đây là đối tượng đánh giá sản phẩm, dịch vụ với cương vị là khách hàng tiêu dùng và nhận thù lao từ đơn vị chi trả dựa trên hoa hồng. Nói cách khác thì các KOC sẽ tập trung vào dịch vụ bán hàng, tuy có độ phủ sóng không quá rộng nhưng vẫn gây được tác động mạnh.

Chuyên môn

Các KOL thường có kiến thức chuyên môn cao về lĩnh vực mà họ quảng bá, mang tính chuyên sâu và chính xác. Trong khi đó, các KOC thường có kiến thức trải nghiệm về sản phẩm hay dịch vụ mà họ sử dụng, mang tính khách quan và gần gũi.

Độ tin cậy

Các KOL thường có độ tin cậy cao với cộng đồng người theo dõi họ, nhưng có thể bị nghi ngờ về tính trung lập khi họ được trả tiền để quảng bá. Các KOC thường có độ tin cậy cao với người tiêu dùng khác, bởi họ cũng là những khách hàng, là người mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.

Các yếu tố cần có để trở thành KOL và KOC

Các yếu tố cần có của những KOL và KOC.
Các yếu tố cần có của những KOL và KOC.

Để trở thành một KOL hay một KOC, bạn cần có những yếu tố sau:

  • Đam mê: đây là yếu tố tiên quyết bởi chỉ khi bạn có đam mê với lĩnh vực mà bạn muốn quảng bá thì bạn mới có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn và chất lượng cho người xem.
  • Kiến thức: ngoài đam mê thì bạn cần có kiến thức về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn muốn quảng bá, từ đó đảm bảo những đánh giá, nhận xét đưa ra có được chính xác và hữu ích cho người tiêu dùng.
  • Sáng tạo: đây là yếu tố quan trọng khác, chỉ có sự sáng tạo mới đem lại sức cuốn hút đối với người xem cũng như định hình một phong cách khác biệt của bạn so với người khác.
  • Tương tác: để xây dựng một mối quan hệ gắn kết và lòng trung thành với người theo dõi, bạn nên thường xuyên tương tác với họ.
  • Thích ứng: những KOL và KOC cần phải có khả năng thích ứng với những xu hướng mới và những thay đổi của thị trường để có thể luôn cập nhật và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Kết luận

KOL và KOC là hai khái niệm phổ biến và dần trở nên quan trọng trong marketing hiện nay. Cả hai đều là những người có sức ảnh hưởng trên thị trường, nhưng có những điểm khác biệt về số lượng người theo dõi, loại hình hợp tác, chuyên môn và độ tin cậy. Để trở thành một KOL hay một KOC, bạn cần có đam mê, kiến thức, sáng tạo, tương tác và thích ứng.
Hy vọng bài viết này  đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này và cách để trở thành một trong số họ. Thường xuyên truy cập website để nhận được sự tư vấn chuyên môn đến từ Chin Media!

 

 

Uncategorized